Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đối diện cáo buộc từ 26 tổ chức quốc tế tại Nghị viện châu Âu

26 tổ chức phi chính phủ (NGO) vừa ký chung một lá thư kiến nghị, kêu gọi Nghị viên châu Âu (EP) hoãn phê chuẩn thoả thuận thương mại tham vọng nhất giữa châu Âu và Việt Nam. Dự kiến, phiên họp phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo vệ đầu tư (IPA) sẽ diễn ra vào ngày 11/2.

Trong lá thư công bố ngày 4/2 – 26 tổ chức – bao gồm tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) – nói rằng việc đa số nghị viên trong Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) đã bỏ phiếu ủng hộ thông qua thoả thuận vào ngày 21/1 vừa qua là một điều “đáng tiếc” vì nó đi ngược lại với quan điểm của Ủy ban Đối ngoại (AFET) của Nghị viện châu Âu và “làm ngơ” với các cam kết đã được lặp đi lặp lại trong vấn đề bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Các tổ chức trên cho rằng phiên họp ngày 11/2 sắp tới là một cơ hội để các nghị viên châu Âu “sửa chữa sai lầm”.
Được chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, EVFTA được xem là thoả thuận thương mại “tham vọng nhất” giữa châu Âu và Việt Nam.
Nếu các thủ tục hoàn tất và chính thức có hiệu lực, hiệp định ước tính sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Ngược lại, GDP của EU cũng sẽ hưởng lợi thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.

Trong thư kiến nghị, 26 tổ chức phi chính phủ cho rằng Việt Nam cho tới nay chưa thực hiện yêu cầu cải thiện nhân quyền mà các nghị sĩ châu Âu đã đề ra, ngược lại ĐCS VN đã ngày một độc tài và bắt giữ nhiều hơn người dân VN

Đây là hình ảnh một phiên họp của Nghị viện châu Âu, nơi dự định bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào ngày 11/2 sắp tới

Để được thông qua EVFTA, ngoài cam kết bảo đảm một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, tuân thủ những quy định cụ thể về thuế quan, mở cửa thị trường…,
Việt Nam cũng phải cam kết cải thiện nhân quyền và thực thi các điều khoản cụ thể trong việc bảo vệ nhân quyền và quyền lợi của người lao động.
Các tổ chức này kêu gọi Nghị viên châu Âu tiếp tục đòi hỏi Việt Nam phải công bố lộ trình về cam kết cải cách Bộ Luật Hình sự, vì bộ luật khắc nghiệt này đã được nhà nước Việt Nam sử dụng để “hình sự hoá” việc chỉ trích chính quyền và bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến.
Các tổ chức cũng yêu cầu các nghị viên đòi hỏi Hà Nội phải thả các tù nhân chính trị, trong đó có nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và nhiều “tù nhân lương tâm” đang bị giam giữ khác; đưa ra cột mốc thời gian cụ thể về việc phê chuẩn Công ước ILO số 87 (về tự do thành lập công đoàn, bảo vệ quyền lợi của người lao động và nhân quyền) trong năm 2021; thành lập cơ chế giám sát và khiếu nại độc lập cho những người bị tổn hại trong trường hợp các cam kết trên bị vi phạm.

Trước đó, hôm 28/1, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh sang Bỉ để tham dự một hội nghị cấp cao của Nghị viện châu Âu về EVFTA/EVIPA nhằm vận động cho Hiệp định thương mại tự do
Tại đây, đại diện của Việt Nam đã có bài phát biểu nhấn mạnh đến lợi ích của hiệp định và những nỗ lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị thực thi hiệp định.
Theo trang tin của Bộ Công Thương Việt Nam, “bối cảnh” hội nghị lần này “tương đối thuận lợi” nhờ việc INTA bỏ phiếu ủng hộ thông qua hiệp định vào ngày 21/1.
Vẫn theo bộ này, hội nghị ngày 28/1 được tổ chức theo sáng kiến của INTA “nhằm thúc đẩy sự đồng thuận cao hơn đối với việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA” trước khi hai hiệp định này được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu vào tuần tới.
Các thành viên của Ủy ban thương mại Nghị viện châu Âu (INTA) hôm 20/1 đã bỏ phiếu ủng hộ cho hiệp định EVFTA với tỷ lệ 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, đồng thời đưa ra khuyến nghị rằng phiên tòa thể của Nghị viện châu Âu cũng nên bỏ phiếu thông qua trong phiên họp vào tháng tới.

Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người vừa bị nhà cầm quyền Việt nam bắt hôm 21/11/2019 vì đã viết nhiều bài báo lên án việc đàn áp nhân quyền ở Việt nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) hôm 15/1 kêu gọi các thành viên Nghị viện châu Âu “không bỏ lỡ cơ hội để thay đổi Việt Nam” khi liên minh này chuẩn bị bỏ phiếu phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do với Hà Nội.

Nghị viện châu Âu sẽ đưa ra quyết định có thông qua, trì hoãn hoặc bãi bỏ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) hay không trong những tuần tới.
Liên minh châu Âu và Việt Nam đã mất 7 năm để thương thảo hiệp định mà Việt Nam rất mong muốn có được sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong bài viết đăng trên trang web chính thức của HRW, Claudio Francavilla, thành viên tổ chức này tại Liên minh châu Âu, nhận định rằng trong thời gian các cuộc đàm phán giữa Ủy ban [thương mại của EU] và chính phủ Việt Nam, diễn ra từ 2012 đến tháng 6/2019, Việt Nam đã tiến hành “một cuộc đàn áp dã man lên những người bất đồng chính kiến và những người tranh đấu cho quyền lao động, đặc biệc kể từ năm 2016.
“Có nhiều nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, blogger, các nhân vật tôn giáo và những người vận động cho công đoàn đã bị đàn áp dã man hoặc bị bỏ tù theo bộ luật hình sự hà khắc chỉ vì bày tỏ các ý kiến của họ một cách ôn hòa,” theo lời ông Francavilla.
Liên minh châu Âu đã nhiều lần nêu lên xu hướng tiêu cực này, và gần đây nhất là mới chỉ một vài tuần trước khi các cuộc thương lượng kết thúc.

Hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ của Việt Nam đã khiến các thành viên nghị viện châu Âu phải lên tiếng quan ngại. Vào tháng 9/2018, 32 nghị viên đã gửi một lá thư chung kêu gọi cần phải có các tiến bộ cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam trước khi nghị viện châu Âu quyết định về các hiệp định thương mại với quốc gia Đông Nam Á.

Hình ảnh Đại sứ Giorgio Aliberti bày tỏ sự thương tiếc tới những nạn nhân vụ Đồng Tâm khi gặp Thứ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 21/1/2020

Vào tháng 6/2019, một nhóm các nghị viên châu Âu lại gửi một bức thư yêu cầu lần nữa các tiến bộ cụ thể về nhân quyền trước khi nghị viện châu Âu tiến hành các bước tiếp theo trong tiến trình phê chuẩn EVFTA và IPA.
Báo cáo mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) công bố hôm 1/1 nói rằng Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự. Tuy nhiên, Việt Nam luôn phủ nhận bất kỳ cáo buộc nào về việc giam giữ các tù nhân lương tâm.
Một phúc trình thường niên về không gian dân sự toàn cầu của VIVICUS đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái nói Việt Nam nằm trong số 24 quốc gia trên thế giới có không gian hoạt động dân sự ‘ngột ngạt’, có ‘rất ít tiến bộ’ về nhân quyền và thế giới cần áp lực buộc Việt Nam thực hiện những cam kết của mình.
Gần đây cũng đã xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không”.
Chỉ đơn giản bằng việc bỏ phiếu tán thành, mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì từ chính phủ Việt Nam, là bỏ phí một cơ hội có một không hai đối với sự thay đổi tích cực ở (Việt Nam),” theo HRW.

Nghị viện châu Âu (EP) vừa mở cuộc điều tra nội bộ sau khi một thành viên cho biết đã nhận được quà biếu là chai rượu sâm banh từ Đại sứ quán Việt Nam chỉ một ngày trước khi diễn ra phiên họp để bỏ phiếu cho hiệp định thương mại giữa châu Âu và Việt Nam hôm 23/1.

Các tù nhân lương tâm tại Việt Nam

Theo tờ báo của Anh, các nghị viên châu Âu đã được lệnh phải tuân thủ những hướng dẫn chống tham nhũng nghiêm ngặt. Theo đó, họ không thể chấp nhận những món quà tặng từ bên ngoài trị giá hơn 150 Euro (khoảng 3.850.000 đồng).
Trước đó vào ngày 20/1, dân biểu Ellie Chowns của Nghị viện châu Âu đưa lên trang Twitter của mình ảnh một chai rượu sâm banh Moet & Chandon và 1 tấm bưu thiếp từ Đại sứ quán Việt Nam, kèm theo lời dẫn rằng: “Ngày mai, Ủy ban Thương mại châu Âu bỏ phiếu về hiệp định EVFTA. Hôm nay, tôi nhận được thứ này trong văn phòng của tôi: món quà sâm banh từ đại sứ quán Việt Nam. Hoàn toàn không phù hợp và trắng trợn. Tôi sẽ trả lại cho họ, giải thích rằng việc thả tù nhân chính trị sẽ ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn…”.
Sau khi bà Chowns đăng bài viết trên Twitter, rất nhiều người bình luận cho rằng việc biếu quà Tết cho một dân biểu vào thời điểm sắp diễn ra phiên bỏ phiếu quan trọng cho EVFTA là một hành động “hối lộ”. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bênh vực và cho đây là một phong tục bình thường của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết.
Tin cho hay ngoài bà Chowns, một số dân biểu khác của EP cũng nhận được quà tặng tương tự.

Chính phủ VN không còn che chắn nổi sự tàn bạo vô pháp ở Đồng Tâm khi hàng trăm bài viết và hình ảnh lan tràn trên khắp mạng xã hội và các trang báo độc lập. Báo chí Quốc tế đã vào cuộc cùng đánh thức lương tri nhân loại và các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới cùng lên tiếng cho những nạn nhân ở Đồng Tâm.

Đây là hình ảnh trang Twitter của nữ dân biểu Châu Âu Ellie Chowns với món quà rượu sâm banh từ Đại sứ quán Việt Nam gửi đến sát ngày bỏ phiếu)

Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (Nghị viện EU) sẽ có thể thật sự nghiêm túc thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tới với một quốc gia khủng bố và đàn áp chính dân của mình như nhà nước Việt Nam,” nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm qua ngày 18.01.2020.
Bà Saskia Bricmont là một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Liên minh châu Âu (INTA). Ủy ban này chuyên trách về các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, bao gồm các hiệp định thương mại.
Trên trang Twitter của mình, nữ dân biểu người Bỉ Saskia Bricmont cũng trích dẫn một bài báo tiếng Anh tường thuật về vụ đánh úp Đồng Tâm trên tờ The Vietnamese và cho rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước khủng bố đàn áp dân.

Với sự bạo ngược vô pháp, mà người phải chịu trách nhiệm cao nhất là TBT CTN NPT, TT Nguyễn Xuân Phúc và trực tiếp chỉ đạo vụ tàn sát nhân dân Đồng Tâm là Đại tướng Tô Lâm đã dẫn đến nguy cơ phá vỡ Hiệp định thương mại với châu Âu là rất lớn.

Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh”.
Bà Battu-Henriksson nói rằng: “Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”.
Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) cho biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.

Hình ảnh trang Twitter của Bà Saskia Bricmont là một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Liên minh châu Âu và trang Twitter của bà về vụ Đồng Tâm

Kinh tế, văn hóa , xã hội và con người Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới , nhưng những người đứng đầu Đảng Cộng sản như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đội ngũ đảng viên chóp bu tại Hà Nội vẫn không thể thích nghi được với tiến bộ, văn minh trên thế giới. Họ tiếp tục dùng thứ lý thuyết Mác – Le Nin tàn ác và đầy đau khổ để đè nén, kìm hãm dân tộc trong lạc hậu.
Trang sử đen tối của dân tộc kéo dài 75 năm nay đã là quá đủ, gần 100 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ chung sức dẹp tan thứ chủ nghĩa Cộng sản tăm tối, để dành lại cuộc sống Tự do, Dân chủ, Công bằng và Thịnh vượng ngay trên quê hương Việt Nam.

Hải Yến từ Hà Nội – Thoibao.de (Tổng hợp)