Pháp “ngây thơ” khi trang bị phòng thí nghiệm P4 cho Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=th1eorolkis

Ngày càng có nhiều nghi ngờ cho rằng virus corona SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Các chuyên gia cho rằng không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học và người này lây nhiễm cho người dân Vũ Hán. Mọi việc đều có thể xảy ra nhất là khi ngay từ thời điểm cho ra đời ý tưởng thì phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đã ẩn chứa nhiều ý đồ đen tối của chính quyền Trung Quốc.

Tờ báo Le Figaro của Pháp đã đặt câu hỏi “Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?”

Ngược dòng thời gian, năm 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.

Năm 2004, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nảy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.

Dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Tổng thống Jacques Chirac, Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin ủng hộ cho dự án này. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner cũng tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác Trung Quốc là bác sĩ Trần Chu.

Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Văn phòng Quốc phòng và An ninh Quốc gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ lo sợ rằng P4 sẽ biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học của Trung Quốc. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm “y tế“.

Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe phản đối đã tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận đồng thời khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì “P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn”.

Bỏ mặc sự phản đối của các chuyên gia, giới chức Pháp vẫn quyết định thực hiện dự án.

P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải “giao hàng”.

Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là “quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc“.

Nhà thầu Trung Quốc đã thực hiện phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.

Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng Chủ tịch Hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux đã từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, đã không bao giờ đến Vũ Hán.

Rõ ràng là Trung Quốc đã không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận với Pháp.

Ảnh chụp màn hình tin tuyển dụng của Viện Virus học Vũ Hán đặc biệt là 2 tin tuyển dụng cuối năm 2019 cho việc nghiên cứu về virus ở loài dơi

Hoạt động tại P4 được giữ kín. P4 đã được vận hành hoàn toàn theo kiểu Trung Quốc mà không có sự tham vấn từ phía Pháp.

Đoàn quan chức Mỹ, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.

Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.

Matthew Tye, một đạo diễn phim tài liệu, từng sinh trưởng tại Trung Quốc và rất thành thạo tiếng Trung, đã phát hiện ra rằng cuối năm ngoái, Viện Virus học Vũ Hán từng hai lần đăng tin tuyển nhân viên nghiên cứu “virus corona”, thậm chí lúc đó còn nói rõ rằng đã “tìm thấy virus mới từ dơi và động vật gặm nhấm”.

Ngày 03/4, tạp chí “National Review” Hoa Kỳ đã trích dẫn điều tra của Matthew rằng ngày 18/11/2019, Viện Virus học Vũ Hán đã công bố một thông báo tuyển dụng có tựa đề “Tuyển dụng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu mối quan hệ giữa virus corona và loài dơi”. Trên bề mặt là khám phá cơ chế phân tử mà dơi có thể cùng tồn tại trong một thời gian dài với các chủng virus corona hữu quan mà không phát bệnh như Ebola và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Sau đó, vào ngày 24/12/2019, Viện này lại một lần nữa đưa ra thông báo tuyển dụng và nội dung viết thêm rằng: “Sau khi nghiên cứu dài hạn về sinh học gây bệnh của dơi mang virus nghiêm trọng, đã xác nhận rằng các bệnh truyền nhiễm lây qua người như SARS và virus corona gây hội chứng tiêu chảy cấp tính ở lợn (SADS) có nguồn gốc từ dơi, đồng thời đã phát hiện và xác định được một lượng lớn virus mới từ dơi và động vật gặm nhấm.”

Matthew chỉ ra rằng thông điệp tuyển dụng thứ hai được gửi bởi nhóm của bà Thạch Chính Lệ, (Shi Zhengli) nhà virus học hàng đầu Trung Quốc.

Ảnh: Ảnh chụp màn hình tin tuyển dụng thứ hai được gửi bởi nhóm của bà Thạch Chính Lệ, người được mệnh danh là “người dơi” bởi những nghiên cứu của bà về loài động vật chứa nhiều virus này

Nội dung của tin tuyển dụng có ngụ ý: “Chúng tôi đã tìm thấy một loại virus mới đòi hỏi phải tuyển dụng thêm người để đối phó với nó.”

Theo Matthew, tháng 12/2019 nhiều ca viêm phổi đã được giới y học Vũ Hán điều trị, nhưng những người biết loại virus corona đặc biệt này và mức độ nghiêm trọng của nó còn rất hạn chế.

Tạp chí Khoa học Mỹ Scientific American xác minh hầu hết thông tin mà Tye đề cập về Thạch Chính Lệ, nhà virus học người Trung Quốc có biệt danh là “người dơi” bởi tính chất công việc của bà.

Thạch Chính Lệ là một nhà virus học thường được các đồng nghiệp gọi là “người dơi” của Trung Quốc vì sự nghiệp thám hiểm săn virus của bà trong hang dơi suốt 16 năm qua. Một ngày nọ, khi đang tham dự hội nghị ở Thượng Hải, bà phải bỏ giữa chừng để đáp tàu về Vũ Hán. Bà nói: “Tôi tự hỏi liệu cơ quan y tế thành phố có nhầm không. Tôi nghĩ điều này không thể xảy ra ở Vũ Hán, ở miền Trung của Trung Quốc”. Các nghiên cứu của bà cho thấy các khu vực cận nhiệt đới phía Nam, như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam mới có nguy cơ nhiễm coronavirus cao nhất từ ​​động vật sang người – đặc biệt là từ dơi, khi dơi là con vật mang nhiều loại virus. Nếu đúng là coronavirus đang gây bệnh ở Vũ Hán… có chăng một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu bà, “liệu có phải virus đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm không?”

Sự nghi ngờ về việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán còn chưa được hóa giải chừng nào chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Huang Yanlin (phiên âm Tiếng Việt là Hoàng Diễm Linh hay Hoàng Yến Linh) chưa xuất hiện trước công chúng.

Vào khoảng ngày 14, 15/2, một số kênh truyền thông hải ngoại tiếng Hoa đăng tải tin tức rằng: virus corona mới ở Vũ Hán xuất phát từ một sự cố rò rỉ virus tại Viện Virus học Vũ Hán, dẫn đến cái chết của một nhà nghiên cứu nữ. Cơ thể của nhà nghiên cứu nữ này đã lây nhiễm virus sang cho một nhân viên tang lễ trong nhà hỏa táng, dẫn đến sự lây lan của căn bệnh.

Tin tức này lập tức gây sự chú ý trên internet. Nhiều cư dân mạng đã đào sâu tìm hiểu thêm thông tin về nhà nghiên cứu nữ này, người có tên là Huang Yanling, một sinh viên cao học được nhận vào Viện nghiên cứu virus Vũ Hán năm 2012.

Theo thông tin trên trang web của Viện virus học Vũ Hán, Huang Yanlin từng theo học tại Đại học Giao thông Tây Nam, chuyên ngành vi sinh.

Trong một thông cáo ngày 16/2, Viện Virus học Vũ Hán phủ nhận thông tin một nhân viên của viện là “bệnh nhân số 0”.

Gần đây, đã có thông tin giả về Huang Yanling, một người tốt nghiệp từ học viện, cho rằng cô ấy là bệnh nhân số 0 của virus corona chủng mới”, viện này nói, và cho biết đã kiểm chứng, kết luận thông tin là sai.

Viện cho biết Huang theo học sau đại học ở đây cho đến năm 2015, khi cô rời tỉnh Hồ Bắc và kể từ đó không quay lại. Huang vẫn có sức khỏe tốt, và chưa nhiễm bệnh.

Trang web của Nhóm Chẩn đoán Vi sinh của Viện Virus học Vũ Hán cho thấy Huang Yanling là một thành viên trong nhóm này. Trang web này hiển thị một số hình ảnh của nhóm sinh viên cao học. Nhấp vào tên bên dưới ảnh, người ta cũng có thể xem phần giới thiệu tiếng Trung và tiếng Anh cho sinh viên. Kỳ lạ thay, chỉ có khối của Huang Yanling không có ảnh, và không có giới thiệu tiểu sử trong tên.

Một chi tiết lạ khác là, khi phóng viên của tờ Tin tức Bắc Kinh hỏi Viện Virus học Vũ Hán về tin đồn “bệnh nhân số 0”, viện đã phủ nhận rằng ở đó không có nhà nghiên cứu nào tên Huang Yanling. Nhưng sau khi biết một ít thông tin về cô Huang Yanling vẫn lưu lại trên mạng, viện lại trả lời rằng cô Huang Yanling từng làm việc tại đó nhưng đã nghỉ và không còn chịu trách nhiệm gì.

Chính quyền đã đăng một thông báo trên trang web của phòng thí nghiệm, cho biết có tin đồn là cô đã mất tích, nhưng cô vẫn còn sống và khỏe mạnh. Thông báo này không đưa ra bằng chứng gì kèm theo.

Câu chuyện này đã kéo theo tranh cãi lớn trên mạng ở Trung Quốc, nhưng đa số các bài viết đã bị xóa đi nhanh chóng. Nếu cô Huang Yanling còn sống và không có vấn đề gì thì tại sao thông tin và ảnh của cô trên trang web của Viện Virus học Vũ Hán bị xóa, như thể họ không muốn cho ai biết các thông tin về cô?

Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán xuất phát từ ý tưởng của Pháp nhưng thi công bởi Trung Quốc và từ khi đi vào hoạt động hoàn toàn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc vẫn luôn là một bí ấn lớn đối với công chúng.

Nơi đây đã có quá nhiều sự khuất tất nên khi dịch bệnh khởi phát từ Vũ Hán, mọi nghi ngờ đều dồn về đây.

Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc mới cấm chuyên gia bên ngoài đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Huang Yanling.

Chỉ từ sự ngây thơ hay một sự bất cẩn mà Paris đã chuyển giao một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là “quả bom hạt nhân sinh học” cho Bắc Kinh, để giờ đây thế giới phải sống trong nỗi sợ hãi và nghi ngờ về phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán.

Sự kinh hoàng cho nhân loại vẫn đang chực chờ, vì rất có thể những con Virus nguy hiểm hơn nữa sẽ tiếp tục được ra đời từ Trung Quốc. 

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=3X0abimE8mk
TQ: 500.000 Doanh nghiệp “bốc hơi” – TC Bình “lung lay”