Con gái Dr Thanh bị tố cho vay nặng lãi – Bộ Công An vào cuộc

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=HLYJW2s6hMc

Mấy ngày nay, có một cái tên của con gái một vị đại gia nổi tiếng được đưa lên báo với những cáo buộc không mấy hay ho gì đó chính là Trần Uyên Phương sinh năm 1981, hộ khảu thường trú tại 169, Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, là phó tổng giám đốc của Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Tập đoàn được đánh giá là có giá trị tỷ đô của gia đình vị đại gia này.

Người ta chú ý đến vụ án này bởi vì ông Trần Quý Thanh cha cô là một trong những thế lực tài phiệt lớn nhất Việt Nam hiện nay, sự thăng trầm của Tân Hiệp Phát gắn liền với những biến động chính trị ở thượng tầng trong những ngày này, những này mà ai cũng chạy nước rút để lo được cơ cấu.

Một khi thế lực đỡ đầu ông Trần Quý Thanh mà yếu thì sóng gió sẽ nổi lên với gia tộc nổi tiếng này là điều tất yếu. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng còn tại vị không bao lâu nữa, ông Trần Quý Thanh cần phải tìm thế lực mới để dựa dẫm. Tuy nhiên với những cáo buộc liên tiếp nhắm vào con gái ông Trần Quý Thanh khiến người ta nghĩ rằng có thế lực đang nhắm vào gia đình ông.

Điều ngạc nhiên là tập đoàn nước giải khác tỷ đô của ông Trần Quý Thanh có doanh thu hằng năm rất lớn, đến hàng ngàn tỷ mỗi năm, lợi nhuận cũng không nhỏ, nhưng không biết sao bà Trần Uyên Phương lại dính vào chuyện mua bán đất đai và bị tố là “cho vay nặng lãi” và “chiếm đoạt tài sản”? Tiền không thiếu, cho vay nặng lại làm chi cho mang tiếng xấu như những thành phần bất hảo? Đây rõ ràng là điều bất thường.

Bài báo nói Trần Uyên Phương bị tố cho vay nặng lãi

Trần Uyên Phương thực hiện viêc cho vay nặng lãi như thế nào?

Theo báo chí CS cho biết một số doanh nhân doanh nghiệp tố cáo Trần Uyên Phương chuyên cho vay tiền, bắt người vay phải ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng tài sản giá trị gấp hàng chục lần số tiền cho vay, sau đó “biến giả thành thật”, chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, một doanh nhân tại Đồng Nai tố cáo khi vay 350 tỷ của Tân Hiệp Phát, bị ép ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty của mình. Sau đó Tân Hiệp Phát chiếm đoạt luôn công ty này, mà thực chất là chiếm đoạt dự án bất động sản do công ty này sở hữu.

Một người khác là doanh nhân Nguyễn Văn Chung sinh năm 1986, ngụ khu phố 3, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM, cũng có đơn tố bà Phương cho vay 35 tỷ, bắt ký hai hợp đồng giả cách, rồi chiếm đoạt hai khu đất trị giá gần 200 tỷ.

Điều này làm cho xã hội đặt ra nhiều câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất, tuy 200 tỷ so với nhiều người là số tiền rất lớn, nhưng so với lợi nhuận từ doanh nghiệp tỷ đô mang lại thì thực sự nó không lớn, vậy tại sao bà Trần Uyên Phương lại tham để rồi gặp rắc rối với pháp luật.

Câu hỏi thứ hai, với cáo buộc là ép kí hợp đồng, điều này có nghĩa là bà Phương có sử dụng lực lượng xã hội đen để chèn ép đối tác, vậy thì thế lực nào hỗ trợ bà Phương?

Bà Trần Uyên Phương và cha bà, ông Trần Quý Thanh

Một chủ doanh nghiệp tỷ đô mà lại cho vay nặng lãi, rồi một doanh nhân chưa hề có tai tiếng gì mà hôm nay bị tố với 2 tội như thế thì trong vấn đề này có uẩn khúc. Bà Trần Uyên Phương là phó tổng giám đốc một tập đoàn lớn, là người bận rộn ông việc kinh doanh nhưng lại còn thời gian để điều hành thêm một công việc phạm pháp cho vay nặng lãi thì thật là vô lí. Tuy nhiên đã là cáo buộc thì cách này hay cách khác người ta cũng đưa ra bằng chứng để kiện. Nếu buộc tội theo những lời tố cáo ấy thành công thì không biết người ta sẽ còn phanh phui ra những sai phạm động trời nào nữa. Được biết, doanh nghiệp Tân Hiệp Phát của cha con ông Trần Quý Thanh và Trần Uyên Phương sẽ bị khui ra nhiều sai phạm khác, những sai phạm mà ông đã ém thành công từ nhiều năm trước. Có thể nhìn thấy, những người thưa kiện họ phải có một thế lực nào đó đỡ đầu chứ nếu là cá nhân thì kiện những người thuộc dòng họ ông Trần Quý Thanh chẳng khác nào trứng chọi đá.

Sự lên tiếng của Trần Uyên Phương với báo chí

Văn phòng Luật sư Phan law Vietnam với tư cách là đơn vị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Trần Uyên Phương, cho rằng hiện nay một số cơ quan báo chí đã và đang sử dụng tài liệu giả mạo, giả chữ ký và mạo danh bà Trần Uyên Phương để đưa tin.

Luật sư đại diện pháp luật của bà Trần Uyên Phương cho biết: “Chúng tôi khẳng định rằng đến thời điểm hiện tại, bà Trần Uyên Phương chưa có bất cứ lời trình bày nào tại Tòa án như một số cơ quan báo chí đã sử dụng, đưa tin. Hiện tại, văn phòng Luật sư Phan law Vietnam chúng tôi cùng với các luật sư khác của bà Phương đang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để làm rõ nguồn gốc của các văn bản giả mạo này và động cơ, mục đích phía sau đó là gì”.

Lá đơn luật sư của Trần Uyên Phương gởi báo chí đính chính

Nếu thực sự đúng như lời luật sư phía Trần Uyên Phương nói là báo chí “dùng tài liệu giả mạo” thì có thể nói đây là dấu hiệu báo chí đã vào cuộc đánh vào gia đình ông Trần Quý Thanh. Ở Việt Nam việc xác tín bên nào đúng bên nào sai rất khó, bên nào có thế lực thì tòa phán nghiêng về bên đó, bên nào tiền mạnh tòa cũng phán nghiên về bên đó. Ông Trần Quý Thanh không thiếu tiền nên kẻ đối đầu với ông thì chỉ có thể là có quyền lực mạnh hơn thế của ông thì mới thách đấu với ông được.

Vậy nên để khẳng định bên tố Trần Uyên Phương đúng hay phía luật sư của bà đúng thì rất khó. Chỉ biết bên nào cũng cho mình đúng, và thế trận đấu nhau không khoan nhượng rất rõ. Không biết sự việc rồi sẽ đi đến đâu.

Bà Trần Uyên Phương trả lời như thế nào với chính quyền?

Ngày 4-12, Đại diện Văn phòng Đăng ký Đất đai TP HCM (Sở Tài nguyên – Môi trường TP) cho biết đã yêu cầu các chi nhánh văn phòng và phối hợp UBND cấp quận – huyện tạm ngưng giao dịch và thay đổi biến động đối với một số thửa đất do một cá nhân có tên Trần Uyên Phương (39 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đứng tên.

Trong đó có 29 thửa nằm tại quận Bình Tân và 4 thửa thuộc quận Thủ Đức. Việc tạm ngưng các giao dịch chuyển nhượng, mua bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp dựa theo chỉ đạo của UBND TP.

Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã có một số kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời liên quan đến bà Phương nhằm mục đích xác minh, điều tra liên quan tố cáo của Công ty Kim Oanh Đồng Nai đối với các cá nhân trong gia đình bà Uyên Phương. Được biết, người này là con gái của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Phản hồi thông tin nói trên, luật sư Nguyễn Đức Hoàng người đại diện pháp lý cho bà Trần Uyên Phương cho biết hiện tại công ty chưa nhận được các thông tin, văn bản chính thức, chưa làm việc với cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, đơn vị xác định sẽ hợp tác toàn diện với các cơ quan điều tra để sớm làm rõ sự việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đối với nội dung tố cáo của các đương sự về việc “cho vay nặng lãi” và “chiếm đoạt tài sản” thông qua các hợp đồng giả cách mà cơ quan điều tra Bộ Công an đang thụ lý xác minh, người đại diện pháp lý cho bà Uyên Phương cho biết chỉ biết qua báo chí chứ không biết chi tiết về nội dung tố cáo; các sự việc trên không liên quan đến Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Trần Uyên Phương, phó tổng giám đốc công ty Tân Hiệp Phát

Thực tế người đại diện cho Trần Uyên Phương trả lời cơ quan điều tra cũng được xem như là lời nói của chính Trần Uyên Phương. Khi bị cáo buộc bà này dùng luật sự để đối phó với pháp luật là cách chuyên nghiệp như những vụ kiện tụng tại Mỹ vậy. Tước cơ quan nhà nước bà Uyên vẫn khăng khăng báo chí và người tố cáo chỉ vu cho bà chứ bà không có tội.

Trần Uyên Phương vừa đối phó với truyền thông, vừa đối phó với báo chí, cho thấy thế lực đánh ông Trần Quý Thanh đã chọn nhiều hướng chứ không phải một hướng.

Vụ Án được Bộ Công An vào cuộc cho thấy đây không phải là vấn đề nhỏ

Ai cũng hiểu khi Bộ Công An vào cuộc những vụ án mà lẽ cơ quan tố tụng cấp quận đủ thẩm quyền sử lý, thì đấy là điều bất thường. Bởi Bộ Công An làm theo lệnh  của thế lực trong Bộ Chính Trị. Ông Trần Quý Thanh có mối quan hệ gần giũi với ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng Bộ Công An kỳ tay ra tay thì không biết Tô Lâm làm theo ý ai, thì đó vẫn là một ẩn số.

Để tham gia vào vụ án này Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, đề nghị có chỉ đạo các sở ngành liên quan và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động như: giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp cổ phần, quyền sử  dụng đất… liên quan đến Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai (trụ sở xã Lộc An, huyện Long Thành) và Dự án Khu dân cư (KDC) dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành. Thời hạn của việc phong toả cho đến khi có ý kiến của cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Chuyện đáng lẽ ra cơ quan công an tỉnh Đồng Nai thụ lí được nhưng Bộ Công An xen vào thật là khó hiểu. Có thể, Trần Quý Thanh đã đắc tội với ai trong Bộ Chính Trị chăng?

Bộ Công an gởi văn bản cho UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị phong toả tài sản để phục vụ công tác điều tra

Một đại gia có tài sản tỷ đô mà bị cáo buộc cho vay nặng lãi và chiếm đoạt tài sản. Cho dù có đúng tội này thì cũng chỉ cần cơ quan điều tra cấp quận hoặc cấp thỉnh thực hiện được chứ sao Bộ Công An lại vào cuộc? Đây cho thấy là sự đấu đá nhau ở hậu trường chính trị Việt Nam thông qua việc nắn gân những doanh nghiệp tỷ đô thì đúng hơn. Không biết ông Trần Quý Thanh lo ổn vụ này không? Hãy chờ hồi sau sẽ rõ.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Liệu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa có thoát được lệnh truy nã đỏ?

>>> Trung ương Đảng họp quyết định số phận Nguyễn Đức Chung

>>> Bất lực trước nạn tham nhũng ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng dẫn Bao Công thời đại mới

Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Facebook, YouTube ‘đồng loã’ kiểm duyệt của ĐCS Việt Nam

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT