Kết thúc điều tra giai đoạn một với Tất Thành Cang, giai đoạn hai sẽ đến Lê Thanh Hải?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=yhJ2w2ddXmw

Vụ án Tất Thành Cang có thể là một vụ án lớn không thua gì vụ án Đinh La Thăng. Sau 20 ngày bắt và điều tra thì gày 12/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM (PC03) vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí’, chuyển viện kiểm sát cùng cấp, đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang (nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và đồng phạm. Như vậy sự ra tay của Nguyễn Văn Nên khá gọn ghẽ. Tuy nhiên đây chỉ mới là sai phạm cỏn con của Tất Thành Cang. Sai lớn của Tất Thành Cang là ở Thủ Thiêm, nơi mà có dính đến hàng loạt tên tuổi lớn như Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua. Không biết ông Nguyễn Văn Nên chuẩn bị gì cho vụ án mới hay chưa? Tuy nhiên qua cách xử lý nhanh gọn vụ này xem như ông đã ghi điểm cộng trong mắt ông Trọng – Người được dự trù sẽ tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư trong nhiệm kỳ 5 năm sắp tới.

Báo chí CS đưa tin đề nghị truy tố Tất Thành Cang

Theo kết quả điều tra, ông Tất Thành Cang bị đề nghị truy tố tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Kết luận điều tra thể hiện, ông Tất Thành Cang sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương để Văn phòng Thành ủy TP.HCM được biểu quyết chấp thuận phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), gây thiệt hại số tiền lớn cho nhà nước.

Những sai phạm dẫn đến truy tố lần này của Tất Thành Cang

Theo kết luận điều tra mà công an TP. HCM công bố, SADECO là công ty con của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển công nghiệp Tân Thuận – IPC; một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với vốn điều lệ khoảng 2.900 tỉ đồng. SADECO vào thời điểm năm 2015 có vốn điều lệ khoảng 170 tỉ đồng. SADECO được xem là doanh nghiệp “đẻ trứng vàng” cho IPC; bởi năm 2016 lợi nhuận sau thuế lên tới hơn 153 tỉ đồng, trong khi doanh thu thuần chỉ hơn 290 tỉ đồng; đến năm 2017 có doanh thu hơn 265 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 111 tỉ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức hằng năm của SADECO có lúc lên đến 40%. Tuy nhiên, vào thời điểm “đỉnh cao” lợi nhuận, cũng chính là lúc tài sản nhà nước tại SADECO bị lũng đoạn, tư nhân “thâu tóm” với sự “can dự” trực tiếp của “bộ sậu” lãnh đạo chủ chốt IPC, SADECO, một số cán bộ Văn phòng Thành ủy TP.HCM là người của ông Tất Thành Cang. Hay nói đơn giản là Tất Thành Cang thọc tay vào can thiệp vụ này để sân sau thâu tóm phần béo bở thuộc doanh nghiệp nhà nước.

Tất Thành Cang chỉ  đạo Tổng giám đốc SADECO -Hồ Thị Thanh Phúc cho phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ SADECO.

Sau khi phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược  với 9 triệu cổ phần với tổng trị giá 360 tỉ đồng, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông nhà nước tại SADECO giảm từ 62,8% xuống chỉ còn 41%, trong đó tỷ lệ sở hữu vốn của IPC từ 44% giảm xuống chỉ còn 28,8%, trong khi Công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại SADECO là hơn 54% vốn điều lệ. Và thế là công ty này nhảy vào hốt phần ngon nhất của doanh nghiệp nhà nước nhờ bàn tay Tất Thành Cang.

Sadeco nơi khai mào cho hàng loạt sai phạm của Tất Thành Cang

Việc phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược cho Công ty Nguyễn Kim với “giá bèo”, không thông qua thẩm định đấu giá, đã gây thiệt hại 208 tỉ đồng.

Chỉ trong việc phù phép cổ phần hóa này thôi thì có thể nói Tất Thành Cang bỏ túi không ít. Được biết, nhà cửa của Tất Thành Cang pở sài Gòn rất nhiều và trong đó không ít là những vị trí đắc địa. Tuy nhiên, đây chỉ là sai phạm nhỏ, sai phạm mà được nhiều người chờ đợi Nguyễn Văn Nên phanh phui ấy phải là sai phạm Thủ Thiêm.

Sau đại hội 13 đại án đang chờ Cang

Việc tin tức về Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ tổng bí thư lần thứ 3 được rò rỉ cho thấy, số phận Tất Thành Cang không có gì sáng sủa. Kết quả này hứa hẹn một đại án sẽ thực hiện vào năm 2021 này. Thêm vào nữa, sau đại hội Nguyễn Văn Nên với vị trí ủy viên bộ chính trị ông ta có đủ sức mạnh để thực hiện một vụ đại án chưa từng có. Nguyễn Văn Nên là người được Nguyễn Phú Trọng biệt phái vào nam để thi hành nhiệm vụ xử cho xong nhóm lợi ích miền nam.

Đại hội 13 là cuộc chiến tranh giành và nó cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đá văng cánh miền nam ra khỏi 5 vị trí chủ chốt trong bộ chính trị. Người có triển vọng nhất của cánh miền nam là Trương Hòa Bình cũng sắp phải rời bộ chính trị. Sau đại hội 13 ông Trọng cho Nguyễn Văn Nên truy cùng diệt tận nhóm Lê Thanh Hải nữa là xem như Trọng sẽ toàn thắng.

Được biết vào tháng 7 năm 2020 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM dưới sự chủ trì của Nguyễn Thiện Nhân đã miễn cưỡng tổ chức phê bình Tất Thành Cang cùng 2 người khác vì sắp hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng và bị Trung ương ép. Sai phạm dẫn đến kỷ luật lần đó liên quan đến vụ việc tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Để có được trò khiển trách, trước đó ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gởi kết quả kiểm tra qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến đảng bộ TP. HCM. Nhờ vậy mà Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm của 66 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm trong đó có Tất Thành Cang.

Dự kiến, sau khi vào Bộ Chính Trị, Nguyễn Văn Nên sẽ xử lí nhóm lợi ích Lê Thanh Hải

Sau vụ việc bao che này, ông Nguyễn Phú Trọng cho thay ngay Nguyễn Thiện Nhân bằng Nguyễn Văn Nên vào tháng 10 năm 2020. Và khi Nên tiếp quản không lâu, ông ta cho bắt ngay Tất Thành Cang, tiếp tục sau đó là kết thúc điều tra chóng vánh để chuẩn bị chuyển vụ án sang giai đoạn mới, giai đoạn liên quan đến Thủ Thiêm.

Đã bị kỷ luật về mặt đảng về sai phạm thủ thiêm, dự đoán sau đại hội 13, khi mà ổn định chuyện chức tước cho mình, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Văn Nên sẽ tính sổ Tất Thành Cang.

Sau sai phạm 208 tỷ sẽ đến sai phạm hàng chục ngàn tỷ?

Theo kết quả điều tra của phòng cảnh sát điều tra công an TP. HCM P03 thì Tất Thành Cang bị cáo buộc sai phạm khi duyệt chủ trương bán 9 triệu cổ phiếu của Sadeco, gây thiệt hại 208 tỷ đồng.

Ngày 12/1, Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang, phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên đó là sai phạm nhỏ, sai phạm lớn là tuyến được 12 km có giá trị lên đến 12 ngàn tỷ đồng. Con đường này được báo chí ví von như con đường dát vàng, nhưng vàng đó là những khoản tiền khổng lồ có thể chui vào túi Tất Thành Cang và nhiều quan chức khác như Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đuavv…

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm 2018, ngày 1/12/2014, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM ký kết hợp đồng BT xây 4 tuyến đường ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuy nhiên, trước đó một năm, tháng 11/2013, Đại Quang Minh đã ký tắt hợp đồng BT với TP.HCM và dự án này đã được khởi công từ đầu năm 2014 nhằm kịp tiến độ hoàn thành vào năm 2017.

Bản hợp đồng tắt này được ông Tất Thành Cang (Giám đốc Sở GTVT khi đó) đại diện UBND thành phố ký kết và đóng dấu “mật“.

4 tuyến đường tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng chiều dài 11,9 km. Các tuyến đường này đặt ký hiệu R1 (đại lộ Vòng Cung), R2 (đường ven hồ trung tâm), R3 (đường ven sông Sài Gòn), R4 (đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư). Dự án còn bao gồm 10 cầu với tổng chiều dài khoảng 1,8 km.

Tổng số vốn đầu tư cho 4 tuyến đường dài 11,9 km, rộng 11,6-55 m, là hơn 12.200 tỷ đồng, tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay.

Để thanh toán hợp đồng 12.200 tỷ đồng này, TP.HCM trả cho Đại Quang Minh 79 ha đất tại trung tâm Thủ Thiêm để xây dựng khu đô thị và khu dân cư theo phương thức “đổi đất lấy hạ tầng“.

Về giá trị hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, khi so sánh suất đầu tư theo Quyết định 634/2014 của Bộ Xây dựng, chi phí được đề cập tính suất đầu tư trong tổng mức đầu tư của dự án 4 tuyến đường không cao hơn suất đầu tư công bố của Bộ Xây dựng năm 2013.

Thủ Thiêm sẽ là nơi đưa Tất Tành Cang trở thành kẻ trọng tội

Sai phạm này là quả bom nổ chậm, sẽ có lúc nó làm bùng nổ vụ án Thủ Thiêm với những tên tuổi gộc sẽ vào lò.

Thành trì của Lê Thanh Hải không còn vững

Sau khi Lê Thanh Hải buộc phải rời khỏi vũ đài chính trị ngay trước đại hội 12 vào cuối năm 2015, nhân vật có giá nhất mà ông Hải “cài” lại là Tất Thành Cang. Vị trí của Cang khi đó tương đương với một quan chức cũng được xem là “đệ ruột” của Lê Thanh Hải là Nguyễn Văn Đua – phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM, đã nghỉ hưu. Ngay sau khi Đua nghỉ, Cang đã được cho trám chỗ.

Thậm chí, mắt xích Tất Thành Cang còn trở nên xung yếu đến mức mang tính sống còn, trong bối cảnh “” của Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lan đến Sài Gòn vào đầu năm 2018 và bắt đầu cháy mạnh vào cuối năm 2018, với một trong những mục tiêu chính là Lê Thanh Hải và phe cánh chính trị của “bố già” này.

Lê Thanh Hải – với tư cách là “cá mập” và từ nhiều năm qua được đồn đoán là một trong những quan chức cộng sản “mập” nhất ở Việt Nam, còn phải đối phó với chiến dịch “cá mập nuốt nhau” – gây ra bởi những nhóm quyền lực và lợi ích mới người Bắc trong cuộc xung sát ghê gớm cùng lòng tham ngút trời tại Sài Gòn – thủ phủ của rất nhiều mảnh đất vàng.

Sau đại hội 13, Lê Thanh Hải sẽ phải khóc vì thành trì bảo vệ không còn vững

Vào thời còn là bí thư quận 2 (nơi có dự án khu đô thị Thủ Thiêm), và sau đó là phó chủ tịch thành phố phụ trách về đô thị, Tất Thành Cang đã trở thành cánh tay đắc lực của Lê Thanh Hải để quy hoạch và giải tỏa lố 160 hécta đất, cưỡng chế đẩy đuổi hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ, dẫn đến nhiều cái chết của người dân bởi quá phẫn uất.

Còn Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã “dọn đường” cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 hécta đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Cho đến lúc này, không còn hoài nghi gì nữa, Nguyễn Phú Trọng đã mở màn chiến dịch “chống tham nhũng” của ông ta với danh nghĩa “đốt lò” với hình thức mượn tay Nguyễn Văn Nên khá hiệu quả. Khi cánh miền nam ở Trung Ương yếu đi thì cơ hội được che chắn của Lê Thanh Hải cũng mong manh hơn bao giờ hết. Hãy chờ xem, qua đại hội 13, sẽ có nhiều phim hay để mà xem.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Quyết chiến tay ba, Nguyễn Phú Trọng đại thắng

>>> Vì sao Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng ngay sát ngày đại hội?

>>> Đảng “mơ” liêm chính – Cán bộ nhận quà

Lo dân lật đổ – Đảng diễn tập bảo vệ Đại hội 13


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT