Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Zp8UfGSn3iw
Ông Nguyễn Sinh Hùng từng là phó cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ở nhiệm kỳ 2006-2011, ông Nguyễn Sinh Hùng là phó thủ tướng thường trực, là một con người đi lên từ ngành tài chính ngân hàng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng không những nổi tiếng là một đối thủ nặng ký của ông Nguyễn Phú Trọng trước đây mà ông là còn một dạng người xây dựng cho con cái thành những người nối dỗi kiểu gia đình trị. Nguyễn Thanh Nghị từ lâu đã là một hạt giống đỏ nổi tiếng vì có lí lịch khủng.
Đó là trường hợp công khai, còn những trường hợp kín đáo hơn thì nhiều vô số kể, trong đó có thể kể đến một trường hợp đặc biệt, đó là thế lực Nguyễn Sinh Hùng một cựu chủ tịch quốc hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng gầy dựng cho gia tộc chứ không phải ông không xây dựng. Ông Nguyễn Sinh Hùng vốn là cháu của ông Hồ Chí Minh, ông có thể tự hào là người mang “hoàng tộc” chính thống. Như vậy câu hỏi đặt ra là, ông Nguyễn Sinh Hùng đã xây dựng tương lai cho ai và người đó có quan hệ gì với ông?
Xin thưa, đó chính là ông Trần Sĩ Thanh, người mới được giới thiệu và bầu vào chức vụ tổng kiểm toán nhà nước.
Theo bài viết “Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị?” đăng trên BBC ngày 20/1/2011 có cho biết như sau “Ngay như Bộ Trưởng Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân cũng không hề biết được người vừa trúng cử ủy viên dự khuyết ngồi cạnh mình, ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk là ai thì nói gì đến các đại biểu khác hay dân thường ngoài xã hội?
Trước khi được bầu giữ chức Phó Bí Thư cuối năm 2010 vừa rồi, ông làm Phó Tổng Giám Đốc Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam và luân chuyển vào giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk, một địa bàn kinh tế chính trị giàu có quan trọng ở Tây Nguyên.
Ông là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, người vừa tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa và nghe đồn sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ Tịch Quốc Hội vào tháng 7 tới.
Trường hợp ông Trần Sỹ Thanh có thể ít người biết đến nhưng ba trường hợp nổi bật khác cũng trúng vào Trung ương lần này, hay ba ‘hoàng tử đỏ” khác, thì khá là nổi tiếng.”
Lộ trình tiến thân của ông Nguyễn Sinh Hùng
Từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1990, ông Nguyễn Sinh Hùng được bổ về làm Chánh văn phòng Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.
Năm 1990, ông giữ chức Cục trưởng Cục Kho Bạc Nhà nước, nay là Kho Bạc Nhà nước Việt Nam.
Tháng 10 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Ðảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Tháng 6 năm 1996, tại Đại hội Đại VIII, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ cương vị này liên tiếp các khoá VIII, IX, X, XI. Đồng thời ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII. Tại Đại hội Đảng lần thứ X, XI ông đều được bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bí thư Ban Cán sự Ðảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Ngày 28 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đảm nhiệm các công việc chung trong hệ thống điều hành công việc của Chính phủ. Được giao trọng trách đảm nhận những công việc khi Thủ tướng đi vắng hoặc được Thủ tướng ủy quyền.
Ngày 23 tháng 7 năm 2011 ông được quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (2011-2016) với 91,4% phiếu bầu.
Ngày 30/03/2016, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội đối với ông, sau đó ông được nghỉ hưu theo chế độ. Kế nhiệm ông là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nói chung, ông Nguyễn Sinh Hùng tiến thân theo con đường Bộ tài Chính để vào tứ trụ. Đây là một kiểu tiến thân mà ông đã xây dựng thành công cho những thân hữu của ông và rất có thể Trần Sỹ Thanh cũng sẽ lao cao vào Bộ Chính Trị trong tương lai.
Bao nhiêu người đã đi theo lộ trình Nguyễn Sinh Hùng lập ra?
Người đầu tiên theo lộ trình của ông Nguyễn Sinh Hùng không ai khác đó chính là Vương Đình Huệ. Vương Đình Huệ hiện nay đã là nhân vật thứ tư trong Bộ Chính Trị là người ngồi vào ghế chủ tịch quốc hội, ghế mà ông Nguyễn Sinh Hùng đã từng ngồi.
Tháng 7/2001 ông Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu Vương Đình Huệ vào chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ngày 27/6/2006, cũng là Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu ông Huệ vào chức Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sau đó Quốc hội bỏ phiếu bầu theo thủ tục thông qua
Ngồi ghế tổng kiểm toán nhà nước chưa được 2 tháng thì ngày 3/8/2011tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 ông Huệ được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính theo giới thiệu của ông Nguyễn Sinh Hùng.
Tuy nhiên ngày 23/5/2013 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Huệ vì ông Huệ ngồi ở chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà nghe theo lệnh Nguyễn Phú Trọng sang làm trưởng ban kinh tế trung ương.
Ngày 9/4/2016: ông được Quốc hội khóa 13 bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28/7/2016: ông được Quốc hội khóa 14 bầu lại làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Từ ngày 1/8/2016: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phân công phụ trách theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ ngân hàng; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
Ngày 11/2/2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 235/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1527/QĐ-TTg ngày 1/8/2016 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, bãi bỏ về việc phân công công tác đối với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Chiều ngày 10/6/2020: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông.
Sáng ngày 11/6/2020: 448/451 Đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín tán thành thông qua Nghị quyếtvề việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông, sau đó ông làm bí thư Hà Nội.
Hiện nay thì ông Vương Đình Huệ là chủ tịch quốc hội. Tiếp theo con đường đi lên từ bộ tài chính do ông Nguyễn Sinh Hùng đã vạch ra có ông Đinh Tiến Dũng. Hai ông Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng hiện là cánh tay đắc lực của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng chắc chắn, những con người này sẽ là tiếng nói quan trọng ủng hộ ông Trần Sỹ Thanh cháu của ông Nguyễn Sinh Hùng tiến thân vững chắc trên chốn quan trường.
Người ta không biết ông Nguyễn Sinh Hùng có con hay không, tuy nhiên điều người ta thấy rõ ở con người ông Nguyễn Sinh Hùng là rất kín đáo về gia đình. Chính ông là cháu ông Hồ Chí Minh nhưng rõ ràng ít nghe ông nói về điều đấy, còn báo chí thì cũng có nhắc nhưng rất ít.
Trần Sỹ Thanh, con đường thênh thang
Chiều 6/4, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ông Trần Thanh Mẫn đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về nội dung này.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình đề cử đồng chí Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, để Quốc hội bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy thì con đường đi của ông Trần Sỹ Thanh đã được xếp vào lộ trình mà ông Nguyễn Sinh Hùng đã vạch sẵn. Người đi trước ông Thanh có Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng. Được hai nhân vật này hỗ trợ, và cả ông Nguyễn Sinh Hùng dùng sự quen biết của ông để vận động thì có thể nói con đường tiến thân của ông Trần Sỹ Thanh rộng thênh thang.
Được biết, ông Nguyễn Sinh Hùng tuy đã từng là cánh tay phải của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng bản thân ông Hùng không hề có mâu thuẫn với ông Nguyễn Phú Trọng. Thời ông Trọng vào ghế tổng bí thư thì lúc đó ông Hùng đã ở ghế chủ tịch quốc hội tách ra khỏi tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là một lợi thế. Nếu so sánh sự thuận tiện giữa Trần Sỹ Thanh và Nguyễn Thanh Nghị thì có vẻ như Trần Sỹ Thanh ít gặp trở lực hơn. Đã đưa vào đúng lộ trình vạch sẵn, Trần Sỹ Thanh rất có khả năng sẽ leo cao trong các kỳ đại hội lần sau.
Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Hết VTV1 giờ đến VTV4 tấn công Thoibao.de, VTV muốn gì?
>>> Chưa làm gì được Lê Thanh Hải, ông Trọng quần Lê Tấn Hùng?
>>> Có tin Nguyễn Phú Trọng ém quân đợi giờ G bắt Lê Thanh Hải?
Nguyễn Xuân Phúc bị “bệnh nặng”?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT