Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=pSkUBb1Yu2c
“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”
Câu nói với khẩu khí ngút trời của bà Triệu Thị Trinh cho thấy phụ nữ Việt nam thật đáng kính nể. Người nữ tướng ấy dù lực lượng yếu hơn nhiều lần vẫn hiên ngang đứng lên chống lại quan giặc phương Bắc và đánh thắng trên ba mươi trận, dù cuối cùng thất bại và tuẫn tiết dưới chân núi Tùng, nhưng trang sử hào hùng vẫn còn lưu mãi.
Bà Cấn Thị Thêu ở Dương nội, khiến cho nhiều người liên tưởng đến khí phách bà Trưng bà Triệu, dám hiên ngang đứng lên trước bạo quyền bất chấp tù đày oan trái.
Sau ba bản án của chính quyền Cộng sản độc tài nhằm đè bẹp ý chí một phụ nữ nông dân chất phác, bà Cấn Thị Thêu trở thành một nữ anh hùng bất khuất không thua gì Bà Trưng Bà Triệu xưa kia.
Tại phiên tòa với bản án tù lần thứ ba này, tinh thần và khí phách ấy vẫn giữ nguyên, thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả hai lần trước.
“Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản”.
Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.
Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất … của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi ứa nước mắt vì xấu hổ.
Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến “Đừng tin những gì Cộng sản nói…”.
Đó là những lời tự sự của Luật sư Đặng Đình Mạnh thốt lên sau buổi sáng đầu tiên bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại phiên tòa ngày 05/05/21 của Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình.
Trước đó Luật sư Lê Văn Luân cũng kể lại cuộc thăm gặp bà Cấn Thị Thêu trong tù ngay trước phiên tòa:
Hôm nay theo lịch tôi vào gặp bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư (con bà Thêu) trong vụ án mà họ bị truy tố tội danh “tuyên truyền chống nhà nước “ (Điều 117 BLHS).
Về tinh thần và quan điểm, họ không khai gì suốt giai đoạn điều tra (giữ quyền im lặng), đến nay họ vẫn giữ nguyên những nhận thức của mình trước các cáo buộc (về việc dùng tài khoản mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền chống nhà nước).
Bà Thêu có nhắc lại sự kiện rằng Trịnh Bá Tư tuyệt thực khoảng hai mươi ngày và bà nói, bằng giọng chùng xuống, lần đầu tiên kể từ khi bước vào đây khi nghe tin đó cô nhỏ hai giọt nước mắt mà cô coi đó như là giọt máu. Sau đó khi biết sức khoẻ của con trai cô ổn thì cô lại trở lại sự mạnh mẽ như ban đầu.
Gia đình bà Thêu, một gia đình thuần nông dân mất đất khiếu kiện kéo dài hơn chục năm sau khi thu hồi đất cho dự án.
Và cứ thế, họ không im lặng trước bất cứ vấn đề bất công hoặc nhức nhối nào của xã hội. Và rồi họ bị bắt, bà Thêu và hai con trai, trong hai vụ án khác nhau với cùng một tội danh.
Theo lịch xét xử, phiên toà sơ thẩm sẽ được Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình mở xử vào ngày 05/05/2021. Mặc dù chưa xét xử sơ thẩm, nhưng bà Thêu cho biết sẽ kháng cáo tới cùng để bảo vệ mình.”
Những dòng tường thuật của Luật sư Lê Văn Luân trên Facebook cho thấy cả gia đình họ không hề khai báo gì trong suốt giai đoạn điều tra, tức là họ chưa bao giờ xem mình là tội phạm và cần thiết phải khai báo hay điều tra gì cả. Không những thế anh Trịnh Bá Tư còn tuyệt thực suốt 20 ngày để phản đối. Riêng anh trai lớn Trịnh Bá Phương thì bị ép buộc chuyển qua bệnh viện tâm thần để điều trị cùng với những người điên mặc dù anh Phương chưa bao giờ có biểu hiện tâm lý bất thường.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu là nông dân nhưng lại trở thành kênh truyền thông trực tiếp, sớm nhất đối với những động thái đe dọa của chính quyền vài tuần trước khi vụ tấn công đẫm máu xảy ra ở thôn Hoành, làng Đồng Tâm hôm 9-1-2021 dẫn đến vụ sát hại ông Lê Đình Kình và bắt đi 30 người dân chỉ vì họ có tinh thần kiên quyết chống lại hành xử bạo ngược trái Pháp luật của một số quan chức mà họ xem là thuộc nhóm lợi ích.
Nhà báo công dân, hay nhà báo tự do dũng cảm là hành động của gia đình bà Cấn Thị Thêu đã gây tức tối nhà cầm quyền khiến họ đã nhiều lần muốn bắt Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Tuy nhiên quyết định cuối cùng của họ là bắt đi cả 3 người trong gia đình gồm bà Cấn Thị Thêu cùng hai người con trai.
Sự việc này xảy ra trước giai đoạn xét xử những người dân làng Đồng Tâm khiến cả hai người con trai cụ Lê Đình Kình đều bị tuyên tử hình.
Cùng lúc đó họ truy bắt nhà báo Phạm Đoan Trang vì bà Trang đã lên tiếng mạnh mẽ và công bố bản Báo Cáo Đồng Tâm song ngữ Anh Việt. Trước đó bà Phạm Đoan Trang cũng xuất bản nhiều đầu sách khai sáng Dân chủ dưới tên nhà xuất bản Tự do.
Mới đây nhà cầm quyền lại tiếp tục bắt giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập quỹ 50 ngàn đồng và là người thay mặt cho gia đình ông Lê Đình Kình nhận tiền phúng điếu qua tài khoản Vietcombank do nhiều người đóng góp với trị giá trên 500 triệu đồng. Số tiền này khi ấy bị nhà cầm quyền tịch thu với quy kết là ủng hộ khủng bố!?
Cùng trong giai đoạn trước và sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản, tiếp nối là bầu cử Quốc hội thì nhà cầm quyền đã ra tay bắt bớ hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ và nhà báo.
Riêng vụ tử hình 2 dân làng Đồng Tâm và bắt giam gia đình bà Cấn Thị Thêu, bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động từ thiện dân chủ Nguyễn Thúy Hạnh đã cho thấy bạo quyền và sự tàn ác ngày càng dâng cao.
Từ Hà nội, Facebook Phạm Minh Vũ đưa ra bình luận:
“Một chế độ tự xưng là do dân và vì nhân dân, vậy mà cướp hết tư liệu sản xuất của nông dân rồi đầy cả gia đình nông dân vào tù tội vẫn chưa đủ tàn nhẫn.
Chế độ đó lan tỏa tinh thần cướp đất khắp nơi tạo ra một lực lượng dân oan hùng hậu nhất thế giới, nhưng vẫn chưa đủ tự hào.
Chế độ đó lại đem hàng ngàn quân lính về chụp cho nông dân một cái mũ khủng bố để thẳng tay nổ súng sát hại một cụ già đảng viên gần 90 tuổi. Vẫn chưa cảm thấy ghê tay.
Chế độ đó bắt giam cả dòng họ, cả 3 đời nông dân và gán cho họ hàng loạt tội vô lý, vẫn chưa cảm thấy ghê tởm.
Chế độ đó lại đem 3 đời nông dân ra xét xử với thái độ tru di 3 đời nông dân để mà cướp cho xong miếng đất. Hỏi, chế độ đó trúc nam sơn có ghi hết tội? Nước Đông Hải có rửa sạch mùi không?” ông Phạm Minh Vũ nêu nhận định.
Sau vụ bắt 4 thành viên nhóm báo sạch mặc dù, nhà cầm quyền tỏ rõ thái độ sẵn sàng đè bẹp bất cứ ý chí phản kháng nào nhen nhúm.
Nhưng qua khí phách của mẹ con bà Cấn Thị Thêu mới đây, cho thấy dường như bạo lực và nhà tù chỉ làm gia tăng sự phẫn nộ và ý thức đối kháng từ người dân.
“Ngày hôm nay các ông bắt 1 người, sẽ có 100 người đứng lên. Ngày mai các ông giết 1 người. sẽ có 1 triệu người đứng lên”, lần trước bị họ bắt tù Bà Cấn Thị Thêu nói.
Mới đây trước khi bị xét xử bà gửi thư ra ngoài tuyên bố:
“Tôi và gia đình tôi hoàn toàn không có tội. Những kẻ có tội chính là bè lũ quan chức cộng sản độc tài-tham nhũng, đảng cộng sản độc tài tham nhũng chính là lũ giặc nội xâm đang ngày đêm tàn phá quê hương Việt Nam.
Tôi không hề sợ hãi trước sự đàn áp đê hèn của độc tài cộng sản. Sự đàn áp chỉ khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường đấu tranh đòi quyền Dân chủ của người dân phải được thực thi, Nhân quyền của người dân phải được tôn trọng.”
Lần thứ nhất vào tháng 4 năm 2014 khi quay video cảnh công an Hà Nội tấn công người dân biểu tình bằng gậy và dùi cui trong lúc cưỡng chế tịch thu đất của dân ở Hà Đông, bà Cấn Thị Thêu bị nhà cầm quyền buộc tội chống lại người thi hành công vụ dưới điều 257, bị bắt ngồi tù 15 tháng.
Chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm cũng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù giam. Hai người đã bị công an đánh đập dã man khi bị bắt.
Lần thứ hai vào tháng 6 năm 2016, họ lại bắt giam bà 20 tháng và quy kết tội gây rối trật tự công cộng.
Lần thứ ba vào ngày 24/06/2020 bà Thêu và con trai út Trịnh Bá Tư bị bắt tại nhà ở Hòa Bình dưới điều 117 “Làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Cùng ngày , con trai đầu lòng của cô là Trịnh Bá Phương bị bắt tại nhà ở Hà Đông, khi ấy con trai thứ hai của Phương mới sinh được 4 ngày.
Trong quá trình đấu tranh chống lại cường quyền áp bức, Bà đã từng tuyệt thực 13 ngày.
Bà được cộng đồng quốc tế quan tâm và công nhận là một nhà hoạt động về quyền đất đai với những đóng góp trong việc đòi lại công bằng cho người dân bị thu hồi đất oan sai, bị nhận “đền bù” ít ỏi so với giá trị thực.
“Nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là về chính sách đất đai, cụ thể là chính sách đền bù giải tỏa về nhà đất của người dân mà hai thân chủ chúng tôi cho rằng chính mình đã là nạn nhân trực tiếp. Do đó, họ đã đồng cảm với người dân Đồng Tâm mà họ cho rằng đồng cảnh ngộ với nhau, nên đã lên tiếng để thông tin, để bênh vực…
Nếu chính sách đền bù giải tỏa nhà đất cho người dân công bằng, bảo đảm cuộc sống cho họ sau khi bị giải tỏa, thì đã không có những Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Thủ Thiêm hoặc Vườn Rau Lộc Hưng … và những đoàn dân oan tập trung ở Hà Nội.”
Đó là lời phát biểu của Luật sư Đặng Đình Mạnh trong phần bào chữa cho hai mẹ con bà Cấn Thị Thêu tại phiên tòa ngày 5-5-2021.
“Bà Thêu và Tư đều bị tuyên cùng một mức án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương sau khi kết thúc thụ án.
Kết thúc tuyên án, tiếng nói của cả hai mẹ con họ lại vang lên, dòng chữ mà ai cũng biết. Họ bất khuất về tinh thần, nhưng họ khổ quá.” Luật sư Lê Văn Luân ghi nhận trên Facebook cá nhân sau khi tham dự phiên tòa.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Bất ngờ xuất hiện cái chết bí ẩn có liên quan đến Nguyễn Đức Chung!
>>> Thế lực Bắc thì nam tiến, thế lực Nam lại bắc tiến, Nguyễn Phú Trọng tính nước cờ gì?
Sau khi nắm Bộ Xây dựng, thừa thắng thế lực Ba Dũng “chiếm” An Giang
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT