Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=4QRV3GcgEOE
Đại Hội 13, Nguyễn Thành Phong không vào được Bộ Chính Trị là một tín hiệu không hay với ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố HCM rồi. Đấu đá cung đình của ĐCS Việt Nam vẫn còn đang diễn ra phức tạp. Theo thông tin rò rỉ, Nguyễn Thành Phong sẽ bị thuyên chuyển đi nơi khác. Đây được xem là một hình thức tước bỏ quyền lực tù từ.
Ông Nguyễn Thành Phong vốn là quên gốc Bến Tre, tuy nhiên ông Phong lại thành danh tại TP. HCM.
Ông Nguyễn Thành Phong 59 tuổi, quê tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, Bến Tre. Thời thanh niên, ông theo học và tốt nghiệp Cử nhân tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và được giữ lại làm giảng viên.
Năm 1985, ông ừa là giảng viên vừa là Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Ngày 8 tháng 9 năm 1988, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 25 tháng 10 năm 1995, ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 1996, tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6 (1996 – 2001) ông được bầu làm Phó bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1997, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa X. Tháng 9 năm 1999, ông được bầu giữ chức Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay người tiền nhiệm là ông Nguyễn Hoàng Năng. Kế nhiệm ông trong chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là ông Võ Văn Thưởng vào tháng 1 năm 2000.
Trong thời gian làm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã ra quyết định tổ chức chương trình Mùa hè xanh.
Tháng 12 năm 2002, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8, ông được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cùng năm, ông tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa XI. Thay ông trong chức vụ Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng chính là ông Võ Văn Thưởng. Tháng 7 năm 2005, ông được phân công giữ chức Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Về Bến Tre là một may mắn cho Nguyễn Thành Phong.
Đầu năm 2007, ông được điều động về làm Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy Quận 2. Ngày 16 tháng 1 năm 2009, ông được điều động về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy. Ngày 19 tháng 10 năm 2010, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, ông Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.
Tháng 7 năm 2013, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre.
Chiều ngày 5 tháng 3 năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa IX (đột xuất) đã tiến hành bầu ông Võ Thành Hạo – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2010-2015) thay cho ông Nguyễn Thành Phong được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới.
Lứa lớn lên từ Thành Đoàn rồi sau đó được bổ về làm bí tư quận 2 thường là dấu hiệu của phe nhóm Lê Thanh Hải. Tất Thành Cang cũng được cơ cấu theo con đường như vậy, và Tất Thành Cang cũng đã lên đến chức phó bí thư thường trược thành ủy. Tuy nhiên Nguyễn Thàng Phong khác với Tất Thành Cang là ông Phong đã không ở lại Thành Phố HCM liên tục mà ông đã được bổ về làm bí thư tỉnh Bến Tre.
Giai đoạn 2007-2015 ông Nguyễn Thành Phong rời xa TP. HCM được xem là một may mắn, bởi những sai phạm đất đai xảy ra nghiêm trọng nhất là trong giai đoạn này. Cùng là người trưởng thành từ Thành Đoàn rồi được điều làm bí thư Quận 2 nhưng Tất Thành Cang đã không thể thoát được móng vuốt của ông Nguyễn Phú Trọng vì dính tới đại án Thủ Thiêm.
Thực ra Nguyễn Thành Phong bị điều về Bến Tre là một trường hợp bất lợi lúc đó, Tất Thành Cang được ưu tiên ở lại thành phố nắm sở Giao Thông Vận Tải còn Nguyễn Thành Phong thì bị đẩy đi. Nếu nói về mối quan hệ với Lê Thanh Hải thì Nguyễn Thành phong không gầng gũi bằng.
Về lại Thành phố khi Lê Thanh Hải hết quyền lực
Ngày 25 tháng 3 năm 2015, Bộ Chính trị đã ra Quyết định điều động ông thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015, tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Ngày 11/12/2015, theo đoàn thư ký, với 80/83 phiếu của đại biểu (85,1% trên tổng số 94 đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh) ông Nguyễn Thành Phong – Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã được bầu làm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016.
Lứa lớn lên từ Thành Đoàn rồi sau đó được bổ về làm bí tư quận 2 thường là dấu hiệu của phe nhóm Lê Thanh Hải. Tất Thành Cang cũng được cơ cấu theo con đường như vậy, và Tất Thành Cang cũng đã lên đến chức phó bí thư thường trược thành ủy. Tuy nhiên Nguyễn Thàng Phong khác với Tất Thành Cang là ông Phong đã không ở lại Thành Phố HCM liên tục mà ông đã được bổ về làm bí thư tỉnh Bến Tre.
Sáng 24/12/2015, ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó là phó thủ tướng đã trao quyết định phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Nguyễn Thành Phong – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy.
Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII.
Chiều 28/6/2016, 100% đại biểu có mặt (102 đại biểu) đã bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2016-2021 tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP khóa IX.
Vấn đề là ông Nguyễn Thành Phong về lại thành phố sau khi ông Lê Thanh Hải mất hết quyền lực điều này khó mà kết luận ông Nguyễn Thành Phong là một thuộc hạ của Lê Thanh Hải được. Tuy nhiên việc ông Nguyễn Thành Phong được cất nhắc dưới thời ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch thành phố cũng là một vết nhơ, lúc đó vấn đề quy hoạch thủ thiêm mới bắt đầu xúc tiến. Ít nhiều ông Nguyễn Thành Phong cũng có liên quan. Đó là lí do tại sao vào đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng không đưa ông Phong vào Bộ Chính Trị. Ông Nguyễn Thành Phong cũng có quan hệ đến Lê Thanh Hải nhưng nhưng mối quan hệ đó không được khắn khít như Tất Thành Cang.
Nguyễn Phú Trọng muốn “giam lỏng” Nguyễn Thành Phong?
Theo thông tin rò rỉ khả năng rất cao là Nguyễn Thành Phong sẽ được thế lực ông Nguyễn Phú Trọng chuyển đi khỏi thành phố để Nguyễn Văn Nên dễ thực hiện công cuộc đốt lò cho ông Nguyễn Phú Trọng. Có một ông chủ tịch thành phố mà không đồng lòng với bí thư thành ủy thì điều đó làm cho ông Nguyễn Văn Nên rất khó hành động. Việc điều Nguyễn Thành Phong đi là cấp thiết nhưng để thực hiện điều đó không hề dễ dàng.
Có khả năng rất cao là Nguyễn Thành phong sẽ được đưa về làm phó trưởng ban dân vận trung ương. Trưởng ban dân vận trung ương là vị trí triển vọng, tuy nhiên vị trí phó trưởng ban dân phận có thể là vị trí ngồi tạm để được bổ đi nơi khác và cũng có thể là vị trí mà ông Nguyễn Phú Trọng dùng để giam lỏng quan chức nào đó mà ông muốn tước mất quyền lực. Trước đây ông Nguyễn Phú Trọng cũng đưa ông Đinh La Thăng về làm phó trưởng ban kinh tế trung ương như là biện pháp giam lỏng chờ ngày đưa ra xét xử. Tuy nhiên trường hợp ông Nguyễn Thành Phong nếu được đưa về làm phó trưởng ban dân vận không phải mục đích như vậy mà là mục đích giam lỏng Nguyễn Thành Phong để ông này “ngồi chơi xơi nước” chờ đến hết nhiệm kỳ rồi rút chứ không thể bị truy tố như ông Đinh La Thăng.
Đại hội 13, ông Nguyễn Thành Phong không vào bộ Chính Trị thì đấy đã là dấu hiệu cho thấy ông Phong không có triển vọng tiến xa. Ắt ông Nguyễn Phú trọng cũng đã đánh hơi về con người ông Nguyễn Thành Phong như thế nào rồi mới chuyển, nếu ông Nguyễn Thành Phong mà là người giúp Nguyễn Văn Nên bắt Lê Thanh Hải thì ông Phong mới được ở lại. Dấu hiệu cho thấy, ông Phong bị chuyển đi vì ít nhiều có dính dáng đến Lê Thanh Hải.
Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Sau khi nắm Bộ Xây dựng, thừa thắng thế lực Ba Dũng “chiếm” An Giang
>>> Bất ngờ xuất hiện cái chết bí ẩn có liên quan đến Nguyễn Đức Chung!
Tội hình sự nào có thể đe dọa trong vụ tranh chấp Vinfast với GogoTV
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT