https://youtu.be/22231r3Cbls
Link Video: https://youtu.be/22231r3Cbls
Chuyện người bị ma ám là chuyện huyền bí, hiện tượng này trên thế giới vẫn thường xảy ra và khoa học chưa thể giải thích được. Ý nghĩa của việc bị ma ám là một thế lực vô hình điều khiển hành động của con người sống. Khiến người đó không thể suy nghĩa và hành động theo ý muốn của bản thân.
Ông Karl Marx đã chết cách đây 138 năm, ông Le nin đã chết cách đây 98 năm. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của hai con người này cho đến ngày nay vẫn còn rất nặng nề, mà đặt biệt là tại Việt Nam. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học và những lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, chuyên chính vô sản, mô hình kinh tế tập trung đã làm chó tất cả các nước từng theo cộng sản trở nên nghèo đói. Và điều đặt biệt là từ khi chủ nghĩa phị nhân này xuất hiện trên hành tinh, nó là giết 100 triệu người dân vô tội. Thật kinh khủng.
Có thể nói, cái thể chế cộng sản mà ĐCS Việt Nam đang theo đuổi hiện nay là phần hồn của ông Karl Marx và ông Lenin. Cái hồn này đã ám dân tộc Việt Nam này 76 năm và tiếp tục ám không biết đến bao giờ.
Những thế hệ học sinh học dưới mái trường XHCN đều bị chủ thuyết này ám nên có thể nói, dân tộc Việt Nam là dân tộc đang bị thế giới khinh khi, rất nhục nhã. Có rất nhiều học dưới mái trường XHCN giác ngộ sự thật nhưng cuối cùng, chế độ quỷ ám tại hà Nội cũng tìm cách hãm hại họ, nếu họ dám lên tiếng.
Ngày 24/9, trên báo Vnexpress có bài viết “Cậu bé 10 tuổi đọc hàng trăm cuốn sách lịch sử”. Cậu bé này tên là Nguyễn Khôi Nguyên, một cái tên rất đẹp, tuy nhiên cậu ta đã bị “Karl Marx và Lenin” ám cậu.
Tuổi thơ là tuổi cần được nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng tuổi thơ cho chúng. Lenin toàn tập là một sản phẩm độc hại, lịch sử Việt Nam do ĐCS Viết cũng là một sản phẩm độc hại vì lịch sử này được viết theo ý của ĐCS, nó mang màu sắt tuyên truyền chứ thực chát, nó chứa sự thật rất ít.
Con đường bị “ma ám” của cậu bé tội nghiệp.
Đam mê lúc 6 tuổi, đến nay Biện Nguyễn Khôi Nguyên đã đọc hàng trăm cuốn sách lịch sử Việt Nam và thế giới, bắt đầu đọc bộ Lê Nin toàn tập.
Khôi Nguyên, 10 tuổi, học lớp 5A, trường Tiểu học Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, là con đầu trong gia đình có hai anh em, bố làm cán bộ Đại học Hà Tĩnh, mẹ là giáo viên dạy Sinh học tại trường THPT Cẩm Bình.
Bố mẹ của cậu được xem là trí thức cửa chế độ XHCN, tuy nhiên, trí thức của chế độ này đôi khi là những người bị tẩy não chứ không phải là những con người mang tri thức thực sự.
Ông Biện Văn Quyền (bố Nguyên) cho biết ngày bé con nhút nhát, ngại tiếp xúc người lạ. Ba tuổi con mới nói được tiếng đơn, chưa thể ghép từ và có vài sở thích rất khác người, như ăn chủ yếu đồ mềm, ngoài những lúc tắm rửa thì tay không bao giờ chạm vật ướt.
“Chúng tôi từng nghiên cứu các triệu chứng chậm tiến, so sánh phản ứng của con, gọi điện nhờ chuyên gia tư vấn, song họ bảo chưa thấy biểu hiện rõ ràng. Từ đó gia đình tập cho con biết đọc, đi trên đường hay bất cứ đâu, thấy dòng chữ trên cổng chào, tấm biển quảng cáo là đọc to để cho con nghe“, ông Quyền kể.
Lúc ở nhà, vợ chồng anh Quyền hoặc ông bà nội đều tranh thủ chia thời gian đọc sách để giúp cho con nhanh nói. Gần 4 tuổi, Nguyên nói thành thạo, biết đọc. Cậu bé thích cùng ông nội ngồi xem các chương trình thời sự, chính trị, lễ duyệt binh của quân đội, phim hoặc nhạc truyền thống về cách mạng.
“Gần 5 tuổi, một hôm tôi thấy con cầm quyển truyện Doremon và xem rất chăm chú. Ban đầu cứ nghĩ con xem tranh, song nhìn kỹ thì phát hiện ra con đang đọc hiểu. Con sau đó đọc cả câu dài trong truyện mà không sai chính tả trước mặt mọi người khiến ai cũng bất ngờ“, ông Quyền cho biết như thế.
Cha mẹ đầu độc con
Bố mẹ của Nguyên xem cuốn sách lịch sử là sách hay, xem Lenin toàn tập là bổ ích chứ không có nghĩa là những thứ đó hay, những thứ đó bổ ích. Trên thế giới Lenin toàn tập đã bị vứt vào sọt rác lịch sử. Tức là nó là thứ mà thế giới xem là thứ độc hại. Còn lịch sử Việt Nam không được những nhà sử học đúng nghĩa nghi chép nên nó cũng rất độc hại. Thế mà bố mẹ cố nhồi nhét cho một đứa bé khi nới mới bắt đầu biết đọc biết viết.
Theo Vinexpress, vào lớp 1, bố mẹ Nguyên vừa mua vừa mượn sách lịch sử các cấp cho Nguyên xem. Đọc xong hết bộ sách giáo khoa lịch sử từ lớp 4 đến 12, tiếp theo em tiếp cận là Thế giới 5.000 năm. Ngoài ra, Nguyên thỉnh thoảng cùng bố đi đến các nhà sách, thư viện trong tỉnh để tìm đọc những cuốn sách về sơ lược lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, lịch sử Liên Xô…
Lúc không phải đến lớp và đã làm hết bài tập, nam sinh tranh thủ thời gian rảnh rỗi tìm sách đọc. Tủ sách của gia đình có hàng trăm cuốn, ngoài chủ đề lịch sử còn có sách về văn học, khoa học, tiếng Anh… đến nay Nguyên đã xem qua ít nhất một lần. Đa số sách đều từ 100 đến 500 trang, có quyển gần 1.000 trang.
Nguyên cho hay, đọc một sự kiện lịch sử luôn ghi nhớ ý chính xem nó ảnh hưởng đến xã hội giai đoạn đó thế nào. Chẳng hạn, lúc tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 em phải phân tích được vì sao được gọi là sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu“; hay khi xem Cách mạng tháng 10 Nga thì phải hiểu tại sao lại tác động đến toàn thế giới…
Thỉnh thoảng, bạn bè, đồng nghiệp bố mẹ đến nhà chơi, cậu bé ra bắt chuyện, nhờ chỉ dạy các sự kiện lịch sử. Khi được hỏi đáp, Nguyên trả lời súc tích, đầy đủ chi tiết về các giai đoạn phát triển, phong trào, cuộc đấu tranh ở Việt Nam và thế giới từ thời phong kiến cho đến hiện đại.
Lãng phí tài năng cả cha mẹ và giáo viên đều là những người góp phần
Cậu bé có biệt tài nhớ tiểu tiết là một điểm sáng. Nếu hướng cậu bé đến những giá trị khoa học thực sự sẽ rất có ích. Cô Bùi Thị Minh, giáo viên dạy lớp 5A, trường Tiểu học Cẩm Bình cho biết, trong tiết kể chuyện, bạn cùng lớp kể về cuộc đời anh hùng Lý Tự Trọng với kết thúc là trước khi mất anh hát vang bài Quốc ca. Nguyên giơ tay bảo bạn kể sai chi tiết cuối, Lý Tự Trọng đã hát bài Quốc tế ca, sau đó cất giai điệu bài hát này cho cả lớp nghe. Thật là uổng cho một bộ óc khi bị định hướng ai lệch.
Bé Khôi Nguyên cho biết “Em đọc sách không biết chán. Chỉ một số lúc chán là không có sách mới“. Không phải học sinh nào cũng có đam mê hữu ích như vậy. Tuy nhiên, em đã đam mê đọc những thứ không những vô ích mà còn có hại.
Từ năm lớp 1 đến nay, mỗi dịp cuối tuần, anh Quyền luôn chở con lên thư viện tỉnh hoặc thư viện của Đại học Hà Tĩnh tìm sách đọc. Hơn một năm qua, do Covid-19, anh mượn sách về theo đề nghị của con. Những lúc đi nhà sách, cuốn nào con thích bố mẹ sẽ xem phù hợp nội dung và giá tiền không mới quyết định mua, quyển đắt nhất mà anh mua cho con đến nay giá hơn 700.000 đồng.
Cậu bé chia sẻ còn quá nhỏ để nói về ước mơ tương lai. Thời điểm này em cố gắng học thật tốt ở trường, bổ sung kiến thức lịch sử. Mục tiêu sắp tới sẽ đọc hết 55 cuốn Lê Nin toàn tập, đến nay em mới đọc quyển thứ hai. Quyển đầu hơn 800 trang, em mất khoảng 5 ngày, mỗi hôm đọc vài tiếng.
Theo em, vì tình yêu nước Nga nên mới chú ý và tìm đọc để hiểu thêm về cuộc đời của Lê Nin. Sách này lý luận sâu nên em chỉ đọc hiểu, đoạn nào khúc mắc thì nhờ bố giải thích.
Ắt hẳn bố mẹ của Khôi Nguyên sẽ rất tự hào về con cái của họ, tuy nhiên nếu họ có cơ hội ra nước ngoài mà tìm hiểu, chứng kiến những giá trị của nền giáo dục nước ngoài thì họ sẽ thấy, những việc làm của họ đã và đang làm là phá đi một tài năng. Ở Việt Nam, một đất nước bị ma ám nên tất cả các giá trị đều bị nhìn nhận rất sai lầm. Đấy là điều rất đáng buồn.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng lôi Nguyễn Đức Chung hầu tòa lần 2, kẻ đang run, người đang sợ.
>>> Tài thật! N.X Phúc biến trụ sở Liện Hiệp Quốc tại New York thành… Chùa Bà Đanh
>>> Tại sao Tập Cận Bình đưa Trung Quốc trở lại chủ nghĩa xã hội
“Gia tài niềm tin của chính quyền Việt Nam” có gì?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT