Link Video: https://youtu.be/wcpbonCHE2w
Sự kiện xe hơi điện Vinfast triển lãm tại Mỹ với cam kết của hãng này có thể giao xe đến tay người tiêu dùng ở Mỹ chậm nhất vào cuối năm 2022, khiến không ít người Việt nam cảm thấy tự hào vì một thương hiệu Việt nam không tên tuổi lại có tham vọng bước chân vào một thị trường cạnh tranh cao độ.
Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng Vinfast chỉ chém gió quăng bom như kiểu Quảng nổ với chiếc điện thoại Bphone xuất khẩu vào châu Âu nhưng với những chi tiết ghê gớm rằng, Bphone được xuất khẩu cho cường quốc quân sự và chỉ dành cho yếu nhân hay còn gọi là VIP. Tất nhiên người đọc cũng khó mà kiểm chứng được sự ghê gớm ấy cụ thể như thế nào.
Hay như điện thoại Vsmart của Vingroup đang có dấu hiệu chết yểu ngay trên sân nhà ở thị trường Việt nam cũng cho thấy Vingroup không phải làm dự án nào cũng thành công.
Cũng như điện thoại Vsmart, dự án xe hơi điện vào Mỹ có tính chất thiếu thực tế và ảo tưởng bởi lẽ công nghệ không phải là thế mạnh của Việt nam.
Báo chí trong nước hôm 29-10 đồng loạt cho biết Vinfast vừa ghi nhận mức lỗ kỷ lục gấp đôi năm ngoái.
Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 cho thấy Vinfast lỗ 11,3 nghìn tỷ đồng (tức 491,3 triệu đô la Mỹ), tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái – 6,6 nghìn tỷ đồng (287 triệu đô Mỹ).
Ông Thuc Pham Awake, một nhà báo từng làm biên tập viên cho VTV, hiện sống ở Hoa kỳ đưa ra bình luận mà ông cho rằng “trái tai khó chịu” đối với ông Phạm Nhật Vượng về xe hơi điện Vinfast vào Mỹ, nội dung bài bình luận đăng trên Facebook cá nhân như sau:
Vụ ô tô Vinfast tôi đã nói nhiều lần về bản chất của dự án này.
Cá nhân tôi không rõ anh Vượng định làm gì khi một lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là điện thoại di động và ô tô.
Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, phân lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình.
Trong lĩnh vực BĐS Việt Nam anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền.
Còn điện thoại hay ô tô là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng: “Thế giới họ không làm được, thì Việt Nam một đất nước zero về công nghệ và khoa học càng không bao giờ làm được.”
Thị trường ô tô hay điện thoại di động giờ đây đã trở nên quá bão hoà và là sự độc chiếm của những ông lớn trên thế giới chia miếng bánh với nhau.
Trong lĩnh vực ô tô từ phân khúc thấp cấp, trung cấp, cao cấp đều đã có sự xuất hiện của Toyota, Huyndai, hay BMW và Mer; điện thoại di động thì Xiaomi, Huawei rồi SamSung, Apple.
Giàu có, vĩ đại như Microsoft ti toe nhảy vào làm điện thoại chết sặc máu.
Một anh đại cỡ lớn như Sony cũng vừa tuyên bố không làm điện thoại nữa (vì không cạnh tranh lại nổi Trung Quốc, Hàn Quốc).
Vậy anh Vượng nghĩ mình nhiều tiền hơn Microsoft và Việt Nam có trình độ công nghệ cao hơn Mỹ sao?
Ngành ô tô còn khủng khiếp hơn. GM là công ty ô tô trong lịch sử đã từng đứng hạng top thế giới của Mỹ nhưng giờ đây do không chịu cải tiến đã không thể cạnh tranh nổi với ô tô của Nhật hay Hàn Quốc.
Hậu quả chính phủ Mỹ tung hàng chục tỷ USD ra để cứu nhưng đến giờ vẫn không ăn thua, GM vẫn sống ngắc ngoải trông chờ bầu sữa của Chính phủ.
Malaysia cách đây mấy chục năm tự hào tuyên bố về thương hiệu ô tô Proton với tỉ lệ nội địa hoá gần 70% (tức Made in Malaysia tới 70%) mà giờ đây chính phủ đang mỗi năm bỏ tới 3,4 tỉ USD để nuôi báo cô.
Nên nhớ nền công nghiệp Malaysia phát triển gấp mấy lần Việt Nam thì họ mới có khả năng tự nội địa hoá sản phẩm của mình tới tỉ lệ 70%. Không phải như cái xe của anh Vượng đặt hàng nguyên con của nước ngoài rồi gắn cái mác của mình vào rồi hô hào tự hào Việt Nam.
Nếu sản xuất ô tô chỉ là đi đặt hàng, rồi mua công nghệ thì quá đơn giản. Chắc ô tô Trung Quốc bá chủ thế giới từ lâu rồi (vì ai nhiều tiền bằng Trung Quốc).
Nhưng vấn đề đơn giản không chỉ là mua công nghệ, bởi nếu chỉ đặt hàng mua công nghệ thì họ chỉ bán cho anh cái sản phẩm đã hoàn thiện, chứ đâu có bán cho anh cách sản xuất cái công nghệ đó. Giống như bạn bỏ tiền mua phần mềm Windows, chứ có mua được mã nguồn của Windows để viết ra cái Windows mới đâu.
Nhà sản xuất tư bản nước ngoài không ngu để bán công nghệ cho người khác, nếu có bán, chỉ là bán những công nghệ lỗi thời lạc hậu mà thôi.
Dĩ nhiên, khi đã không tự sản xuất được mà phải nhập ngoại thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy cao lên, đắt hơn giá trị thật và không có tính cạnh tranh.
Bởi thế, muốn phát triển ô tô các nước như Nhật, Hàn, Đức, Tàu cộng đều phải phát triển từ cái gốc đi lên ấy là từ công nghệ luyện kim, cơ khí để tạo ra được khung, gầm, ô tô đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Sau đó dần dần mới tiến đến những thứ xa hơn như thiết kế và chế tạo động cơ. Không có quốc gia nào không làm nổi cái xe đạp lại có khả năng chế tạo ra cái ô tô cả.
Mọi người liệu có biết rằng trước khi trở thành cường quốc ô tô của thế giới thì Hàn với Nhật Bản là cường quốc luyện kim, chế tạo máy của thế giới không?
Có biết rằng trước khi thành công với ô tô họ đã trải qua một thời gian dài làm những vật dụng gia đình như ti vi, máy lạnh, tủ giặt để có kinh nghiệm và trình độ về công nghiệp chế tạo máy.
Không những chỉ là chế tạo và nội địa hoá mà muốn thành công thì anh phải tối ưu dây chuyền sản xuất của mình làm sao để tạo ra sản phẩm mà giá thành lại phải rẻ hơn hẳn các hãng khác.
Đây chính là lí do vì sao mà nhiều nước có nền công nghiệp nặng trình độ cao như Nga mà ngành công nghiệp ô tô của họ chết ngỏm củ tỏi.
Người Nga thừa sức tạo ra những miếng thép, cái ốc vít, động cơ để lắp vào phi thuyền, phóng lên trên vũ trụ khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
Nhưng do không có kinh nghiệm tối ưu hoá cho nên sản phẩm họ làm ra không có tính kinh tế để cạnh tranh với xe Nhật, Hàn.
Anh Vượng nếu tuyên bố mở nhà máy chế tạo luyện kim, gang thép chất lượng cao để cung cấp phụ kiện ô tô đạt chuẩn quốc tế cho Toyota hay BMW thì tôi tin.
Chứ anh chém gió bảo sản xuất ô tô để cạnh tranh ngang hàng với Toyota hay BMW thì không bao giờ.
Bởi nên nhớ để duy trì được một dây chuyền sản xuất ô tô hoạt động có lãi thì mỗi năm dây chuyền đó phải sản xuất ra khoảng 300.000 chiếc ô tô.
Nếu sản xuất thấp hơn con số này thì càng hoạt động càng duy trì sẽ càng lỗ. Anh Vượng liệu có đủ khả năng đá đít Toyota ra khỏi thị trường Việt Nam để đạt được con số này không?
Anh Vượng nhiều tiền thì cũng chỉ 4,5 tỉ USD nhất Việt Nam mà thôi, chứ so với thế giới là cái đếch gì, liệu anh đủ tiền duy trì bù lỗ như chính phủ Mỹ bơm cho GM không?
Tất nhiên, cái mà tôi suy tư không phải việc anh Vượng có thành công với cái ô tô của mình hay không.
Mà vấn đề ở đây đó là có nhiều kẻ bơm thổi cái ô tô đồ chơi của anh Vượng trở thành thương hiệu quốc gia, rồi khi nó làm ăn thua lỗ (như các quốc gia khác) lúc đó chính phủ sẽ phải bỏ tiền thuế của dân ra để duy trì và nuôi báo cô.
Nên nhớ Vinashin diễn ra gần chục năm mới mất 4 tỉ USD, còn mỗi năm để duy trì cái “thương hiệu quốc gia” như của anh Vượng là 3-4 tỉ USD đó.
Các bạn hô tự hào Việt Nam lúc đó liệu xem có sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để nuôi cái của nợ đó không?
Thỉnh thoảng có các bài báo chính thống lẫn các clip trên YouTube có nội dung đại ý cả châu Á kinh ngạc hay ghen tị với VN mỗi khi VN có 1 dấu ấn nho nhỏ nào đó, chẳng hạn như mang ô tô đi triển lãm ở châu Âu, ở Mỹ, hay đội bóng đá giành 1 giải gì đó.
Đấy là quyền tự do ngôn luận thôi. Những người viết bài hay làm clip như vậy có thể bản thân họ cũng hoang tưởng nhưng có lẽ chính xác hơn là họ biết khai thác cái tính thích tự huyễn hoặc, dễ tự mãn của một phần không nhỏ trong dân số VN.
Bình tĩnh mà ngẫm nghĩ, có thể thấy trong cả 2 lĩnh vực bóng đá và ô tô, tuy khác hẳn nhau, nhưng VN đều xây nhà ko móng cả.
Một cái xe ô tô động cơ đốt trong có tầm 30.000 link kiện, ô tô điện thì chắc sẽ ít hơn 1 chút. Bất cứ hãng xe nào muốn thành công, có lãi, phải sản được phần lớn số linh kiện đó.
Ai có ô tô mà đi mua phụ tùng đều có thể thấy cái gọi là công nghệ ô tô của VN thảm hại thế nào.
Từ những cái cực kỳ đơn giản như mấy cái ốp nhựa, đèn đóm, gạt mưa, má phanh, lọc dầu, lọc gió…còn chẳng sx được, nói gì đến những cái phức tạp hơn.
Sản xuất ô tô mà trên 90% linh kiện phải nhập, thì làm sao tự chủ, có sức cạnh tranh và có lãi được?
Một hãng xe có thành công ko phải chờ 10 năm mới biết được, ko phải mới làm ra cái xe mẫu là nói khơi khơi đã thành công được.
Bao giờ người Việt chịu nghe những lời trái tai, khó chịu nhưng đi vào bản chất vấn đề, chịu làm những cái cốt lõi, nền tảng thì mới đi xa và có thành công lâu bền được.
Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Người Việt sang Anh: Ra đi bằng mọi ngả, ở lại bằng mọi giá
>>> Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, rồi làm gì?!
>>> Bí thư huyện bị tố hiếp dâm ở Quảng Ninh có nguy cơ bị khai trừ
Công an giật tóc ép cung trẻ vị thành niên, VKS nói chỉ là biện pháp nghiệp vụ
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT