Link Video: https://youtu.be/pPZJVdEL5OE
Chuyện Đảng tự tung tự tác tiêu dùng tiền ngân sách vô tội vạ đã nhiều lần được dư luận phanh phui, ví dụ như vụ duyệt chi 11 tỷ đồng cho khẩu hiệu 11 chữ đã phải ngưng lại.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều loại thức chi phí cực kỳ vô lý vớ vẩn cũng đem tiền dân ra tiêu dùng bởi lẽ nhân dân không có quyền gì kiểm soát, can thiệp. Chỉ còn cái quyền lên tiếng thì cũng bị Đảng liên tục đe dọa và bỏ tù mỗi năm hàng chục người.
Trên Facebook cá nhân, nhà báo Nguyễn Thông đưa thông tin như sau:
“Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định… nghỉ hưu cho mấy ông bà “nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư”.
Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông “nguyên ủy viên bộ chính trị”.
Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện, vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.
Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình.
Thôi thì lúc họ đang “phục vụ đất nước, vụ vụ nhân dân” đã đi một nhẽ, dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành.
Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu.
Ai cũng vậy. Đứa công nhân hưởng lương tối thiểu cũng như ông bà lớn ăn trên ngồi trốc lương cao ngất ngưởng, ai có phận có việc của người ấy, đều là đóng góp, phục vụ, cứ hết tuổi, xong việc thì về.
Thử hỏi cứ bất kỳ người về hưu nào cũng phải làm lễ trọng thể thì có mà tiền chất cao hơn núi Bà Đen cũng chả đủ. Thói đâu có cái thói lấy tiền của dân ném vào việc riêng như thế.
Sự nhố nhăng này, tôi cứ nói thẳng, do ông Nguyễn Phú Trọng đầu têu.
Những đời cai trị trước, chưa có ai làm, cụ Hồ lại càng không làm. Với những người có công, có đóng góp to lớn cho dân cho nước, cụ không quên, nhưng cụ đến nhà thăm hỏi ân cần, chứ không lấy tiền dân ra làm lễ.
Các ông suốt ngày nói học cụ Hồ, thực ra chỉ làm trái cụ, mượn hình ảnh cụ để che giấu bản chất của mình.
Đảng chính trị, nước nào cũng có. Những quốc gia văn minh tiến bộ có hàng chục đảng chính trị.
Đảng nào được dân ưa thì đảng ấy nắm quyền, dân hết ưa thì đảng ra ngoài chơi cho đảng khác được dân ưa thay thế.
Đó là thứ quyền lợi lớn nhất mà dân ban phát cho đảng.
Nếu đảng nào cũng cậy thế cầm quyền, lấy tiền dân làm chuyện riêng, chuyện nhố nhăng, tổ chức lễ cho đảng viên về hưu chẳng hạn, thì coi chừng, tự đào huyệt chôn mình, dân sẽ rút phép thông công, chả bao giờ ló được cái mặt ra nữa.
Lấy tiền bạc của dân làm lễ về hưu cho riêng đảng viên, tuy chuyện không lớn lắm nhưng phải nói ra.
Và càng cần phải nói hơn về cái thói vơ vét, lòng tham không đáy, giành đủ thứ lợi lộc vật chất tinh thần.
Khi sống đã vét, khi hưu nghỉ rồi, về với mẹ đĩ rồi, sắp xuống lỗ rồi, vẫn trắng trợn cấp cho nhau xe riêng, tài xế riêng, chế độ chăm sóc riêng, nhà cửa công sản riêng, tang lễ riêng…
Thế lương hưu của các ông bà ấy để làm gì? Các ông bà về nghỉ chỉ còn phều phào thở dốc thì còn đóng góp được gì cho dân nước mà bắt dân nước trả tiền đặc cách như vậy.
Ngay cả cái huy hiệu bao nhiêu tuổi đảng, phục vụ cho đảng thì đảng cứ đền công, trao huy hiệu một nghìn năm tuổi đảng cũng được, gánh cả gánh tiền tới trả công cũng được, chứ sao lại lấy ngân sách chung để trả.
Xứ này nhiều chuyện phải nói, nhưng càng nói ra thì lại càng giận càng buồn.” Nhà báo Nguyễn Thông nêu nhận định.
Chuyện nghỉ hưu của các quan lại đem chi dùng tiền dân vô tội vạ vẫn còn đỡ chướng hơn chuyện các quan lớn chết mà vẫn chiếm đất xây mồ mả to vật vã mất vài chục ngàn mét vuông đất của nhân dân.
Dạo ấy, vì có nhiều thông tin trái ngược về diện tích của nơi chôn cất ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nên nhà văn Tạ Duy Anh và bốn người bạn quyết định tìm đến xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình để xem mộ ông Quang to, nhỏ thế nào.
Theo ước đoán của Tạ Duy Anh, thửa đất dành cho việc chôn cất ông Quang nằm giữa một cánh đồng có chiều ngang khoảng 600 mét, chiều sâu khoảng 100 mét, diện tích khoảng 55.000 mét vuông (khoảng 5,5 héc ta, chừng 15 mẫu Bắc bộ).
Vào thời điểm ông Quang mất, chính quyền địa phương đã hối hả trải nhựa con đường chạy ngang mộ ông. Lúc đó, những hình ảnh được đưa lên Internet cho thấy, đoạn kênh song song với phần đường băng ngang nơi có mộ ông Quang đã được kè đá và đã có ba cây cầu bắc qua kênh.
Nay, ông Tạ Duy Anh mô tả, mộ thật sự – chỗ chôn ông Quang – có hình tròn, đường kính lên tới… 10 mét, được tôn cao nên những hình ảnh ông Tạ Duy Anh đã chụp cho thấy, người ta phải xây tam cấp. Ông Tạ Duy Anh bảo rằng: Chưa thấy ngôi mộ nào to như vậy!
Ông Đỗ Ngọc Thống, một trong bốn người đồng hành với Tạ Duy Anh “Đi xem mộ Trần Đại Quang”, kể thêm, trong khuôn viên của thửa đất nơi chôn ông Quang có bãi đậu xe, có tổ chức phát nón cho khách che nắng, mưa và có… công an gác cả trong lẫn ngoài! Ông Thống tâm tình, ông cảm thấy thỏa mãn vì “đã xác minh được một sự thật”.
Còn việc chi phí xây dựng ngôi mộ chi tiêu mất vài trăm tỷ thì dĩ nhiên tiền ấy không phải từ đồng lương chính đáng của ông Trần Đại Quang hay bất cứ ai trong gia tộc nhà ông Quang mà ra. Tiền chi kiểu ấy chỉ có nguồn gốc từ tham nhũng, từ những đặc quyền đặc lợi ăn trên ngồi trốc người dân mà ra thôi. Bởi ông Trần Đại Quang từng làm tướng cấp cao nhất ngành Công an trước khi lên Chủ tịch nước.
Riêng chuyện chi tiêu lãng phí của Đảng đáng kể nhất vẫn là chi cho các kỳ các cấp đại hội Đảng lớn nhỏ vừa qua. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu đã phân tích như sau:
Mất bao nhiêu tiền chi phí cho việc tổ chức các Đại hội đảng trên toàn quốc? Số liệu này chắc Bộ Tài chính có. Nhưng có thể ước lượng thô như dưới đây.
Chi phí cho Đại hội cấp xã khá khác biệt nhau. Ở các xã nghèo chỉ ở mức trên và dưới 100 triệu đồng. Nhưng cấp phường ở các thành phố lớn trực thuộc trung ương thì có thể chi phí đến cả tỷ bạc. Lấy mức ước lượng thấp bình quân là 100 triệu đồng , thì trên toàn quốc chi phí cho Đại hội cấp xã tốn đến 1.061 tỷ đồng.
Chi phí cho Đại hội cấp quận – huyện cũng khác nhau, nhưng đều tính bằng tỷ đồng. Các quận ở các thành phố lớn có thể chi phí gấp năm bảy lần các huyện nghèo. Lấy trung bình mức thấp cho chi phí cấp huyện là 2 tỷ đồng, thì tổng chi phí trên toàn quốc cho Đại hội cấp huyện là 1.426 tỷ đồng.
Một tỉnh nghèo như Tuyên Quang mà đã dùng 2,5 tỷ đồng để sắm quần áo cho đại biểu thì tổng chi phí của Đại hội đảng của tỉnh Tuyên Quang phải không dưới 10 tỷ đồng.
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì chi phí cho Đại hội sẽ rất lớn. Tính bình quân chi phí phục vụ cho Đại hội cấp tỉnh – thành là 15 tỷ đồng, thì tổng chi phí trên toàn quốc cho cấp tỉnh sẽ là 945 tỷ đồng.
Nếu kể cả các Hội nghị Trung ương phục vụ cho mục đích Đại hội, những chuyến đi công tác của các Bộ ở trong nước và nước ngoài phục vụ cho Đại hội đảng toàn quốc, và cả bộ máy chuẩn bị văn kiện cho Đại hội đảng toàn quốc, thì con số sẽ lớn vô kể – không dưới vài ngàn tỷ đồng. Hãy chỉ tính một ngàn tỷ đồng.
Với mức tính khiêm tốn nêu trên, thì tổng chi phí cho Đại hội đảng các cấp trên toàn quốc lên đến 4.432 tỷ đồng. Thực ra con số này còn thấp hơn con số thực chi khi tính đúng tính đủ. Nhưng 4.432 tỷ đồng mua được 886.400 tấn thóc (không dưới 531.840 tấn gạo), nuôi được 3.409.230 cán bộ suốt 1 năm với tiêu chuẩn 13kg/người /tháng ở những năm thập niên 60-80 thế kỷ trước.
Số liệu ước lượng thô ở trên đã không đưa vào một mảng rất lớn Đại hội đảng ở các bộ ban ngành trung ương, các quân khu, các tổng công ty, cấp sở phòng, các trường đại học, và hàng chục vạn chi bộ cấp cơ sở. Mà nếu tính đúng tính đủ cũng lên đến cả ngàn tỷ đồng nữa.
Tất cả đều từ tiền nhân dân đóng thuế mà ra.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Huỳnh Thục Vy bị bắt thi hành án tù về tội “xúc phạm Quốc kỳ”
>>> Bất thường ‘gia hạn sử dụng Pfizer’ và trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine
>>> Cơ thể bầm dập, quân đội nói Quân nhân Nguyễn Văn Thiên tử vong do đột quỵ ?
“Con tàu” Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm, nếu Chính phủ “thờ ơ”…!
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT