Link Video: https://youtu.be/SCni7jaHWvE
“Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”
Mới đây, trong một diễn đàn trực tuyến do Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines và một nhóm vận động địa phương tổ chức ở thủ đô Manila, Philippines ngày 17/01, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẽ không dùng sức mạnh để “bắt nạt” các láng giềng, nhấn mạnh sẽ giải quyết bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình.
Ông này nói: “Việc chỉ chú trọng vào tuyên bố chủ quyền của một bên và áp đặt ý chí của mình lên những bên khác không phải cách mà các láng giềng đối xử với nhau.
Điều này đi ngược lại triết lý phương Đông về sự hòa hợp giữa con người” (?) Với Philippines, ông mong muốn hai bên có thể “giải quyết hợp lý các vấn đề dựa trên tinh thần thiện chí và thực tế“, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ “không sử dụng sức mạnh của mình để chèn ép các nước nhỏ hơn”.
Tuyên bố này của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra sau chỉ vài ngày khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố một báo cáo trong đó đưa ra những lập luận pháp lý bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi nước này ngừng các hoạt động cưỡng ép và bất hợp pháp ở khu vực.. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt với báo cáo này.
Với tuyên bố của ông Vương Nghị, liệu Trung Quốc thay đổi quan điểm? hay đơn thuần đây chỉ là động thái “lừa phỉnh” để “trấn an” các nước ở Biển Đông?
Có rất nhiều hành động của Trung Quốc gần đây đã cho thấy những lời nói trên của ông Vương Nghị không thể tin được.
Từ “đường chín đoạn” cho đến “Tứ Sa”
Báo chí mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah phát biểu hồi tuần trước lưu ý rằng Bắc Kinh hiện “không nhắc đến ‘đường 9 đoạn”, mà tập trung nhiều hơn để biện minh về cái mà họ gọi là “Tứ Sa”.
Ông Saifuddin Abdullah nói rằng các nước ASEAN cũng đã nhận ra sự thay đổi này trong cách lập luận của Bắc Kinh và yêu sách này “thậm chí nguy hiểm hơn” yêu sách cũ.
Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Tứ Sa” là bốn nhóm đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh nói rằng họ có “quyền lịch sử” đối với nhóm đảo này, gồm Đông Sa (Dongsha Qundao), quần đảo Hoàng Sa (Xisha Qundao), khu vực bãi ngầm Macclesfield (Zhongsha Qundao) và quần đảo Trường Sa (Nansha Qundao).
Còn yêu sách mà Bắc Kinh có thể đang muốn làm lu mờ – yêu sách “đường 9 đoạn” – là một đường hình chữ U bao quanh hầu hết Biển Đông mà Trung Quốc lâu nay đã và đang sử dụng đòi hỏi và tuyên bố yêu sách chủ quyền của họ trên vùng biển tranh chấp này.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, sự “lươn lẹo” của Trung Quốc đối với các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông ra sao.
Các hành động đe doạ vẫn tiếp diễn
Ông Vương Nghị nói rất hay, nhưng mà người ta vẫn chưa dễ quên được khi mà chỉ chưa đầy hai tháng trước, Trung Quốc còn phái ba tàu hải cảnh phun vòi rồng, buộc hai tàu tiếp tế dân sự của Philippines phải quay đầu tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 19/1 lại đưa tin các lực lượng thuộc Chiến khu miền Nam của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tiến hành tập trận huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông.
Các hành động hung hăng, đe doạ các quốc gia nhỏ yếu khác ở Biển Đông luôn xảy ra như vậy mà ông Vương Nghị nói chuyện đạo lý, liệu nghe có lọt tai chăng?
Vu vạ dân quân biển Việt Nam
Cũng cách đây không lâu, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc ngày 7/1 đăng bài bài của Ding Duo, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Hoa Nam (Biển Đông), phân tích về lực lượng “tàu đánh cá vũ trang” của Việt Nam với chiến thuật du kích nhằm chống lại lực lượng Trung Quốc trên biển.
Tác giả bài báo viết rằng: “Các ngư dân từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia cho biết họ đã bị các tàu đánh cá nước ngoài cướp và đe dọa ở Biển Đông trong những năm gần đây.
Hơn chục thuyền viên trẻ trên những tàu đánh cá dị thường này có thể nói thông thạo tiếng Việt và họ cũng được trang bị vũ khí hạng nhẹ như súng lục và súng tiểu liên.
Theo mô tả của ngư dân các nước, những tàu đánh cá vũ trang này rất có thể là của lực lượng dân quân biển Việt Nam.
Trong hơn một thập kỷ, Việt Nam đã sử dụng nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để phát triển lực lượng dân quân biển.
Lực lượng dân quân biển đóng vai trò là “con mắt” của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam, thậm chí còn tham gia các cuộc đối đầu trên biển, không chỉ chèn ép mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động và an toàn của tàu cá và tàu chấp pháp Trung Quốc.”
Cái kiểu “vu vạ”, “ngậm máu phun người” này của Trung Quốc, người dân thế giới không lạ gì.
Khoản 1, Điều 2 của Luật dân quân tự vệ 2019 của Việt Nam quy định rõ: “Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ”.
Khoản 5 điều 2, Luật Dân quân tự vệ định nghĩa: “Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.”
Như vậy, ta có thể thấy mục tiêu lớn nhất của lực lượng dân quân biển Việt Nam là lực lượng tại chỗ để tích cực tham gia các hoạt động phòng tránh, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoài ra, do thực tế tình hình các ngư dân Việt Nam vẫn còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài, dẫn đến nhiều hệ lụy về pháp lý quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Do đó, lực lượng dân quân tự vệ biển còn có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật về chủ quyền quốc gia, về tuân thủ các điều luật quốc gia và quốc tế, giữ gìn vùng biển và hải đảo hòa bình, ổn định và phát triển.
Thêm nữa, tùy theo vị trí chiến lược và tầm quan trọng của cơ sở sản xuất, khai thác tài nguyên biển mà các đơn vị dân quân tự vệ được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, được huấn luyện kỹ chiến thuật thích hợp để phối hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tích cực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trong một lần trả lời báo chí, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương từ Việt Nam cho biết: “Dân quân biển của Việt Nam phần lớn là ngư dân bản địa, hàng ngày vẫn đi đánh cá, ít được huấn luyện, chỉ được hưởng phụ cấp, không có lương.. hầu hết tàu cá của Việt Nam chỉ là tàu vỏ gỗ, chủ yếu đánh bắt gần bờ trong khi tàu dân quân biển Trung Quốc đều là tàu vỏ thép, được trang bị thiết bị vệ tinh, có thể đi xa bờ dài ngày và có khả năng chịu va chạm tốt.”
Như vậy là chúng ta đã thấy sự khác nhau rõ rệt giữa dân quân biển Việt Nam và dân quân biển Trung Quốc.
Dân quân biển Trung Quốc là công cụ của nhà nước, sử dụng chiến thuật “vùng xám” để đi gây hấn, xâm chiếm, cưỡng bức, đe doạ tại vùng biển của các quốc gia khác.
Còn dân quân biển Việt Nam chỉ hoạt động tại vùng biển Việt Nam, chủ yếu là hoạt động đánh bắt trên biển và hỗ trợ ngư dân.
Chính vì vậy, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho rằng thông tin từ China Daily là thông tin không đúng sự thật và Việt Nam hoàn toàn bác bỏ: “Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng an ninh hòa bình và tự vệ.
Hoạt động của các lực lượng chức năng Việt Nam tuyệt đối tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Cùng với đó, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào việc duy trì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hợp tác và phát triển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982.
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào mục tiêu này.”
Trung Kiên – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Việt Á test kit là lỗi hệ thống
>>> Cơn đồng bóng Phạm Nhật Vượng, cấu trúc một thân hai đầu của chế độ toàn trị Việt Nam
>>> Tại Việt Nam, gian lận học thuật là ngành kinh doanh lớn
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và biến cố Bát Nhã năm ấy
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT