Nguyễn Phú Trọng: “quyết tử cho chiếc ghế quyết sinh”?

Ông Nguyễn Phú Trọng là người đã từng học tại Liên Xô, vốn rất sùng bái Chủ nghĩa cộng sản và Lênin

Một đất nước mà bị một con người có sức khỏe yếu kém điều hành thì xã hội này sẽ đi về đâu?

Đảng Cộng Sản luôn hô hào trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và họ vẫn đang làm. Tuy nhiên họ chỉ làm ở những lãnh đạo cấp cơ sở chứ không thay đổi ở cấp trung ương, trong khi đó lãnh đạo trung ương lại chi phối lãnh đạo địa phương qua nghị quyết đảng. Những năm gần đây ĐCS Việt Nam giới thiệu những khuôn mặt thuộc thế hệ 7X, thậm chí 8X vào vị trí lãnh đạo tỉnh. Bước đi này của ĐCS là bước đi rất tính toán. Ông Nguyễn Phú Trọng đã lấy lòng được nhiều thành phần trong xã hội.

Nguyễn Thanh Nghị thuộc thế hệ 7X ở ủy viên trung ương đã 3 nhiệm kỳ được cho là trẻ nhưng đã 3 nhiệm kỳ vẫn chưa vào Bộ Chính Trị thì điều đó cho thấy việc trẻ hóa trung ương của ĐCS việt Nam vẫn còn rất chậm chạp. Ở Trung ương, vẫn là những con ngườu già nua nắm quyền chi phối ĐCS Việt Nam. Cụ thể là ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nay đã 78 tuổi nhưng vẫn chưa chịu buông ghế.

Quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng luôn là đề tài để dân Việt bàn tán

Hội Nghị Trung Ương 5 sẽ bàn về vấn đề gì?

Hiện nay trên mạng xã hội có một số ý kiến cho rằng, Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 5 – khóa XIII dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2022 sẽ bàn về vấn đề thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt là liệu Tổng Bí thư Đảng CSVN – ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực?

Chuyện tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng bàn giao quyền lực không không phải là bây giờ mới có, mà từ giữa nhiệm kỳ 2 người ta cũng đồn như thế. Lúc đó, người được cho là thay thế ông Nguyễn Phú Trọng là ông Đinh Thế Huynh. Tuy nhiên, sau đó thì thực tế đã cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng không nhường quyền lực mà ngược lại, ông Đinh Thế Huynh phải về hưu vì căn bệnh bí ẩn.

Có thể tại hội Nghị Trung Ương 5 dự kiến diễn ra vào tháng 5/2022 sắp tới là hội nghị chuyển giao quyền lực. Bởi vì nhiều người cho rằng, sức khỏe của ông Trọng hiện nay là quá yếu không đủ đảm bảo ách nhiệm của một người đứng đầu đảng. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khó lòng mà chịu nhường ghế vì quá khứ đã chứng minh điều đó.

Ông Nguyễn Xuân Phúc – liệu có phải là Tổng Bí Thư tiếp theo?

Ngày 14/4/2019 khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ “đột quỵ” tại Kiên Giang nơi mà con trai ông Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền kiểm soát tỉnh này. Cơn bạo bệnh này làm ông mất 1 năm mới có thể hồi phục sức khỏe một cách thương đối. Trong giai đoạn này, người dân kỳ vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế lại cho lãnh đạo trẻ hơn, tuy nhiên ông Trọng vẫn không nhường. Sức khỏe của ông Trọng hiện nay không thể nào yếu bằng lúc ông ngã bệnh cách đây 3 năm, điều này có thể suy ra ông Trọng khó mà nhường ngôi lại cho thế hệ kế cận được.

Lý do nào có thể làm ông Nguyễn nhả ghế?

Có vẻ như vấn đề sức khỏe không được thuyết phục cho lắm, bởi trong quá khứ, dù có đối diện với cái chết ông cũng không nhường ghế kia mà? Chỉ có một lý do, đó là ông Trọng đang muốn “truyền ngôi” lại cho một ai đó. Nếu truyền giữa nhiệm kỳ thì đảm bảo hơn là đợi hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu có cá nhân nào đã được ông Trọng “chọn mặt gởi vàng” chưa?

Nếu ông Trọng chấm dứt vai trò tổng bí thư và chuyển giao quyền lực thì rất có thể là ông Nguyễn Xuân Phúc, là ông Vương Đình Huệ hoặc Võ Văn Thưởng sẽ thay thế. Tuy nhiên giữa ông Phúc và ông Huệ thì ông Nguyễn Xuân Phúc thích hợp hơn trong thời điểm hiện nay. Bởi vì ông Phúc là Chú tịch nước, bây giờ cần nắm luôn chức Tổng Bí thư để đảm bảo cả đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên đó chỉ là suy đoán thông thường, việc chọn người nào thì chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng mới biết.

Cảnh Hội nghị Trung Ương 4

Vào ngày 31 tháng 1 năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp tại Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Để tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư lần thứ ba, ông Trọng đã tự tạo trường ngoại lệ đặc biệt đối với quy định tuổi cho lãnh đạo cấp cao. Đây là một minh chứng cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng rất tham quyền cố vị. Với con người như ông mà đòi hỏi ông ta tự nguyện nhường ghế thì quả là rất khó.

Thực tế việc trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo chỉ là nửa vời, cần phải đưa người trẻ vào Bộ Chính Trị thì mới có hy vọng. Trong 3 người có thể thay thế ông Trọng gồm Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng, trong đó, Võ Văn Thưởng là trẻ nhất, tuy nhiên triển vọng đối với Võ  Văn Thưởng là không cao. Lý do tại sao? Bởi vì đã từ lâu ông Nguyễn Phú Trọng luôn có quan điểm “tổng bí thư phải là người Bắc có lý luận” mà ông Thưởng lại là người Miền Nam.

Khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại đến hết nhiệm kỳ. Bởi vì dù được ông Trọng ủng hộ, song chưa hẳn Vương Đình Huệ được đa số Uỷ viên Bộ Chính trị tán đồng. Trong khi thời điểm này, người được cho là có uy tín lấn át và được lòng đa số Uỷ viên Trung ương hơn là Nguyễn Xuân Phúc. Nếu đưa ra lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương, ông Huệ thua ông Phúc là điều dễ thấy.

Còn nhớ, khi ông Phúc đang là Uỷ viên Bộ chính trị khoá 11, giữ chức Phó Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, thì Vương Đình Huệ đã thất bại cay đắng, cùng với Nguyễn Bá Thanh trong cuộc đua giành suất bổ sung vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng 5-2013, mặc dù cả hai đều được Nguyễn Phú Trọng đích thân giới thiệu. Bây giờ, ông Vương Đình Huệ cũng không phải là người chiếm ưu thế trong cuộc đua này.

Với dân chúng hiện nay, ai lên ai xuống cũng vậy thôi, tham nhũng, hư hỏng, “ăn không chưa bất cứ thứ gì của dân” không chỉ dừng lại ở đảng viên, tướng lĩnh cao cấp, mà nó đã lan đến thượng tầng chính trị quốc gia thì công cuộc “đốt lò” đã trở nên vô nghĩa thôi. Đất nước này không phải của dân mà là của ĐCS, là nơi để các quan chức ĐCS giành nhau chiếc ghế và tranh nhau lợi thế bóc lột dân làm giàu./.

Hoàng Anh – Thoibao.de