Link Video: https://youtu.be/Ncoisq4I6Yw
Sau khi dung tuyền thông la toáng về tình hình bi đát của Bộ Y tế với ông Thủ tướng, thì mới đây, ông Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo giải quyết. Ông Thủ tướng có vai trò chỉ đạo liên ngành nên sẽ dễ giải quyết vấn đề hơn là một mình bà Quyền bộ trưởng làm.
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ chiều 3 Tháng Chín, ông Phạm Minh Chính giao trách nhiệm giải quyết về chuyện dao mổ y tế rạch ba lần mới qua da cho Bộ tài chính phối hợp cùng với Bộ Y tế giải quyết.
Với một số kiến nghị của tỉnh Phú Thọ liên quan tới lĩnh vực y tế, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại các khoản vốn đầu tư cho cơ sở y tế khi thực hiện chủ trương xã hội hóa, ông Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo liên ngành giải quyết rốt ráo vấn đề này.
Như vậy là sau 2 tuần, kể từ ngày ông Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe than phiền về việc khi thực hiện bệnh viện phải chọn loại thuốc, vật tư giá rẻ. Có bác sĩ ngoại khoa đến gặp ông bức xúc vì “trước đây dùng dao mổ tốt không vấn đề gì, nay mua dao rẻ thì phải rạch ba lần mới qua da người bệnh“.
Lần làm việc này, bà Quyền bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan cũng đã cho ông Phạm Minh Chính xem tình hình của Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ. Đây là bệnh viện tuyến tỉnh duy nhất cả nước đang tự chủ 100%, gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại, được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (vay ngân hàng). Nhưng sau một thời gian hoạt động, do Covid-19, một số nhà đầu tư rút lại cam kết, bệnh viện gặp nhiều khó khăn.
Với cách cho ông Thủ tướng thấy tận mắt để chỉ đạo liên ngành của bà Đào Hồng Lan xem ra rất hiệu quả. Các vấn đề của ngành y tế hiện nay ông Phạm Minh Chính cũng đang kéo Bộ Tài Chính vào để giải quyết cùng.
Nhiều người đánh giá, bà Đào Hồng Lan làm việc hiệun quả hơn ông Nguyễn Thanh Long trước đây. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã từng để lại cho Nguyễn Thanh Long một mớ hỗn độn ở Bộ Y tế nhưng ông Bộ trưởng này không giải quyết mà còn làm cho nó trở nên nát hơn.
Vụ Chính phủ đòi rút 800 tỷ của Bộ Y tế chuyển cho Bộ Giao Thông Vận Tải bị chặn lại không biết có bàn tay tác động nào của bà Đào Hồng Lan hay không, bởi cơ quan chặn khoản tiền này chính là Ủy ban thường vụ quốc hội.
Việc Chính phủ chuyển 800 tỷ đi trong khi Bộ Y tế đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết là cách làm không hợp lý. Để giải thích cho vấn đề này, phía Chính phủ đã nói rằng ngân sách giao Bộ Y tế 14.000 tỷ đồng vốn đầu tư, thời hạn giải ngân trong hai năm 2022-2023, đến nay gần 13.200 tỷ được phân bổ cho 144 dự án, còn lại 802 tỷ.
Việc dùng tiền không hết trong khi đó Bộ y tế thì đang rất cần tiền giải quyết nhiều vấn đề nội tại bên trong ngành là trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Thanh Long. Đáng lí ra ông Phạm Minh Chính để cho bà Đào Hồng Lan khắc phục những bê bối dưới thời ông Nguyễn Thanh Long thì ông Thủ tướng lại vội chuyển đi gây ra nhiều phê phán trên mạng thì ông Thủ tướng cho giải thích một cách lúng túng.
Có lẽ nhiều Bộ trưởng khác cũng cần phải học bà Quyền bộ Trưởng Bộ Y quần cho ông Thủ tướng phải toát mồ hôi chứ để ông Thủ đùn đẩy xuống cấp dưới thì mọi việc hỏng. Để đùn đẩy việc thì ai chỉ đạo liên ngành?
Những bế tắc của ngành y trong nhiều năm qua là thiếu chỉ dạo liên ngành. Ngoài lỗi của các vị bộ trưởng tiền nhiệm thì trong đó lỗi không nhỏ thuộc về ông thủ tướng, mà ông Phạm Minh Chính phải có một phần chịu trách nhiệm cùng với người tiền nhiệm là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Hiện Chính phủ đang có nhiều vấn đề, mỗi bộ cứ làm việc một cách rời rạc vì thế mà phát sinh nhiều vấn đề. Không biết ông Thủ tướng Chính thấy cần phải theo ý bà quyền Bộ trưởng Đào Hồng llan hay ông thấy khó chịu? Nếu ông thấy khó chịu thì Chính phủ chẳng có gì mới cả. Ông nào làm Thủ tướng cũng như nhau.
Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đinh Văn Nơi “thích đùa với lửa”, không ngán cái giá phải trả như Nguyễn Bá Thanh?
>>> Đinh Văn Nơi bạo gan “vuốt râu hùm”, mới đến Quảng Ninh tuyên bố “không sợ trời”?
>>> Vin thành “chúa chổm”, Vượng “khè” mức lương 0 đồng nhưng lại “móc túi” tiền tỷ
Đoàn Ngọc Hải lại làm tất cả vì Thích Trúc Thái Minh! Tình cảm giữa họ có gì “đặc biệt”?