Link Video: https://youtu.be/erE82RDhnvs
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu nói “miệng quan trôn trẻ”. Họ so sánh như thế cũng là do lịch sử đã phản ánh điều đó. Những gì được phóng ra từ miệng quan, mà đặc biệt là quan chức thời Cộng sản này cho thấy, câu tục ngữ trên càng đúng hơn bao giờ hết. Những câu nói từ miệng quan đều là những thứ cần phải dọn sạch và vứt đi. Nó không được thơm tho cho lắm.
Mới đây, tại buổi lễ hoành tráng xuất khẩu lô ô tô điện đầu tiên của VinFast, ông Phạm Minh Chính khẳng định: “VinGroup – VinFast chính là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo, tự tin, làm ăn đúng pháp luật, sản xuất kinh doanh có hiệu quả“.
Thực tế, ông Phạm Minh Chính cần phải hiểu rằng, những hành động phi pháp nếu có, thì bao giờ các vị chủ doanh nghiệp cũng bỏ rất nhiều công phu để che đậy. Làm ăn phi pháp dễ giàu hơn làm ăn hợp pháp, chính vì thế nó rất thu hút lòng tham của giới làm ăn. Một doanh nghiệp khi chưa có kết luận điều tra thì không ai dám khẳng định họ làm ăn phi pháp. Vì thế, mọi doanh nghiệp khi chưa vướng vào pháp luật thì được xem là làm ăn hợp pháp.
Câu nói của ông Phạm Minh Chính làm cho người ta nghĩ ngay rằng ông Thủ tướng đang o bế Tập đoàn này. Một người làm chính trị khôn ngoan không nên nói những lời như thế. Biết đâu sau này VinFast bị luật pháp sờ gáy thì hóa ra câu nói của ông Thủ tướng Phạm Minh Chính là hồ đồ, hay nặng hơn là ông dùng uy tín của Thủ tướng để PR cho một doanh nghiệp làm ăn phi pháp sao?
Các doanh nghiệp có người đứng đầu bị pháp luật sờ gáy như Tân Hoàng Minh, FLC và Vạn Thịnh Phát đều là những doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật cho tới khi người đứng đầu bị bắt. Lời nói của ông Phạm Minh Chính còn đó, và số phận của ông Phạm Nhật Vượng thế nào thì không ai biết được. Có thể hôm nay ông Vượng hét ra lửa, được ca tụng như doanh nhân đại tài nhưng ngày mai lại là một tội phạm không chừng. Chẳng ai nói trước được điều gì cả.
Uy tín của ông Vượng đang xuống dốc bởi VinGroup đang bị nghi ngờ là khó khăn về tài chính. Việc ông Phạm Nhật Vượng huy động vốn của người dân thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nó mang hình thức chơi hụi của các bà ở sạp ngoài chợ. Mà hình thức chơi hụi thì chưa được pháp luật thừa nhận, nên cách huy động vốn của VMI mà ông Phạm Nhật Vượng đang áp dụng bị nhiều người đặt câu hỏi liệu nó có hợp pháp hay không? Những người đang khai thác lỗ hổng của pháp luật liệu có phải là những người làm ăn hợp pháp hay bị liệt vào diện làm ăn phi pháp? Đó là những câu hỏi khó mà phân định được ranh giới đúng sai.
Trường hợp ông Phạm Minh Chính khẳng định VinFast làm ăn hợp pháp là lời khẳng định dại. Câu nói này người dân sẽ không quên, chỉ cần cơ quan pháp luật ghé VinFast làm việc thì người dân sẽ lại lôi câu nói của ông Thủ tướng ra để bêu rếu. Như vậy, lời ông Phạm Minh Chính phát biểu có phải là dại hay không?
Việc ông Phạm Nhật Vượng mời ông Phạm Minh Chính đến phát biểu tại buổi lễ xuất khẩu xe là có dụng ý. Rõ ràng ông Vượng muốn dùng lời nói của ông Thủ tướng để dán mác hợp pháp cho VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng nhờ câu nói của ông Thủ tướng này mà củng cố cho uy tín của VinFast vốn đã giảm sút nghiêm trọng. Như vậy khác nào ông Phạm Nhật Vượng dùng ông Thủ tướng như là công cụ để quảng bá cho việc làm ăn của ông ta? Có ngườ đánh giá, câu phát biểu của Thủ tướng cho thấy, ông Phạm Nhật Vượng là người khôn hơn ông Thủ tướng.
Thực ra, xe xăng của VinFast kém chất lượng đã từng bốc cháy và thiêu sống một tài xế. Vụ việc này cho thấy VinFast đã có vấn đề liên quan đến tội hình sự. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng đã tìm cách ém nhẹm vụ này, và VinFast đã qua mặt pháp luật. Có vẻ như ông Phạm Minh Chính không chịu tìm hiểu kỹ về VinFast trước khi phát biểu. Đấy là cái dại, cái con nớt của một chính khách cấp cao như ông Phạm Minh Chính.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nhóm lãnh đạo Đồng Nai đang bị dí vào rọ? Lê Hoàng Quân cẩn thận củi lửa!
>>> Lễ xuất khẩu xe ô tô điện VinFast – hoành tráng và nguy cơ
>>> Liên minh Chính Nghị ngày càng hiện rõ. Nguyễn Thanh Nghị nhắm vào ghế nào?
Ông Phạm Minh Chính đá xoáy vào “vết loét” của ông Hồ Đức Phớc. Ý đồ gì?