Link Video: https://youtu.be/vBmXqVZHPCs
Ngày 14/12, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã khai mạc tại Hà Nội. Một trong các chỉ tiêu mà Đại hội này đề ra, đó là đưa 500.000 thanh niên đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) để mang ngoại tệ về cho đất nước.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đã đưa hàng triệu lao động đi xuất khẩu lao động và mỗi năm lực lượng này gửi về nước khoảng 10 tỷ USD. Xuất khẩu lao động giúp thanh niên có thu nhập cao và thoát nghèo, trung bình mỗi lao động đi xuất khẩu có thu nhập hơn 200 triệu/năm. Do đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản cho rằng, họ cần đồng hành để hỗ trợ thanh niên đi xuất khẩu lao động, cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và là giải pháp cho thanh niên. Tổ chức Đoàn cần tham gia tuyên truyền cho thanh niên về lợi ích của XKLĐ v.v…
Thực tế thì như thế nào?
Vào năm 2015, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh từng bày tỏ nỗi xấu hổ, đau xót và lo lắng cho tình trạng XKLĐ của Việt Nam. Ông cảm thấy nhục nhã trong khi Việt Nam lại tự hào là nước xuất khẩu nhiều lao động. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phương Ngọc Thạch cũng cho rằng, hình ảnh này không mấy sáng sủa, không đáng để tự hào, đó là nỗi nhục nhã của một dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Thọ, một giáo sư người Việt giảng dạy tại một Đại học danh giá ở Nhật Bản, trong cuốn sách “Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam” đã viết: “Xuất khẩu lao động là điều nhục nhã của một dân tộc”.
Giáo sư Thọ phân tích:
- Việt Nam xuất khẩu lao động giản đơn sang các nước phát triển. Thông thường những người lao động này phải làm việc trong các môi trường khó khăn, thường bị xâm hại và không được nước sở tại quan tâm.
- Vì là lao động đơn giản nên người đi xuất khẩu lao động thường có trình độ văn hóa thấp, trình độ ngôn ngữ kém, khó thích nghi với điều kiện sinh hoạt ở nước ngoài. Nhiều trường hợp phạm pháp đã xảy ra gây ra hình ảnh xấu cho nước XKLĐ.
- Nước XKLĐ là nước không thành công trong phát triển kinh tế, vì nếu trong nước có công ăn việc làm, có thu nhập tốt, thì người dân không lựa chọn ra nước ngoài.
- Lao động được đưa đi không bảo đảm rèn luyện tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được không được dùng một cách hiệu quả, không du nhập được công nghệ, tư bản…
Ngoài ra, có những vấn đề tồi tệ khác mà giáo sư Trần Văn Thọ không đề cập đến trong cuốn sách của mình. Đó là chi phí để đi lao động xuất khẩu cao, dẫn đến nhiều hệ lụy và nạn lừa đảo XKLĐ khiến nhiều gia đình lâm vào thảm cảnh.
Những người đi xuất khẩu lao động đa số xuất thân từ nông thôn, gia đình nghèo, ít học. Trong khi đó, chi phí cho một xuất đi xuất khẩu lao động từ một đến vài trăm triệu, họ không có được số tiền này, nên nhiều gia đình phải bán đất đai nhà cửa, hoặc thế chấp sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Người đi XKLĐ bị áp lực rất nặng nề về việc phải gửi tiền về nhà để trả nợ, nên họ buộc phải sống rất tiết kiệm trong khi làm việc vất vả cực nhọc. Nếu rơi vào chỗ làm không tốt, hoặc vì một lý do nào đó phải về nước sớm, thì họ và gia đình phải gánh một khoản nợ lớn so với thu nhập của họ. Thậm chí, đã có những trường hợp tử vong nơi xứ người.
Có những ngôi làng đã trở nên khá giả hơn nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn nạn như: tình cảm gia đình rạn nứt, con em thiếu người chăm sóc nên ăn chơi, hư hỏng… Đó là chưa kể đến nạn cò lừa đảo, tiền mất tật mang, mất tiền nhưng không đến được xứ người để làm việc.
Cách đây vài năm, nhiều phụ nữ ở Tây Ninh đã bị lừa đưa đi XKLĐ tại Ả Rập Xê Út. Nhưng chỉ một thời gian ngắn họ phải trở về vì bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập, hành hạ, bị đối xử tệ… thậm chí đã có người chết nơi xứ người.
Tóm lại, có gì để tự hào mà Đoàn TNCS đề ra mức chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên đi XKLĐ? Hay họ chỉ quan tâm đến con số 10 tỷ USD mà những người XKLĐ gửi về?
Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trung Quốc tôn vinh tuyến đường sắt Cát Linh. Đại ca vuốt ve để moi tiền tiểu đệ?
>>> Chứng khoán Trí Việt và còn những siêu lừa nào nữa, vai trò quản lý nhà nước ở đâu?
>>> Sốc! Vượng Vin biến xe VinFast thành “đồng nát”!
“Khôn 3 năm dại 1 giờ”, “Thánh vụt gậy” bị vụt