Link Video: https://youtu.be/D0Nm6TrzoJQ
10 năm làm Thủ tướng, với 2 nhiệm kỳ, năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng về vườn sau khi cuộc đấu đá tại Đại hội 12 ngã ngũ. Ông Nguyễn Phú Trọng già hơn lại tiếp tục nắm quyền, còn ông Nguyễn Tấn Dũng trẻ hơn phải ngậm ngùi lui về nhà “đuổi gà cho vợ”.
Trước khi mãn nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nói một câu làm dậy sóng cộng đồng mạng, đó là “Về nghỉ rồi, ráng làm người tử tế”. Các tờ báo quốc doanh, khi giật tít, đã đưa câu “làm người tử tế” vào trong ngoặc kép, hàm ý nói rằng, đó là chuyện khó tin đối với ông cựu Thủ tướng. Bởi không ai xa lạ gì sản phẩm mà ông Nguyễn Tấn Dũng để lại. Đó là những “quả đấm thép” đã đấm cho tan nát nền kinh tế. Đó là 12 đại dự án thua lỗ khủng và được tái cơ cấu, để nó sống tiếp và tiếp tục tàn phá nền kinh tế .
Hồi đó, không ai tin ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thật sự “làm người tử tế”. Tuy nhiên, đã là 6 năm trôi qua, ông Nguyễn Tấn Dũng không gây thêm tai tiếng gì. Chỉ duy nhất một vụ, đó là vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo – kiện ông Nguyễn Tấn Dũng đòi bồi thường 2,5 tỷ đô la. Tuy nhiên, bà Yến kiện về việc làm của ông Dũng thời ông còn làm Thủ tướng. Có lẽ, cũng bởi vì đã hết quyền lực, mà ông Nguyễn Tấn Dũng không làm ra điều gì tệ hại nữa. Cho đến nay, khi nhắc tới ông Nguyễn Tấn Dũng, người ta lại nhớ đến câu nói “về làm người tử tế” của ông.
Thực chất, khi con người trở thành một nhân tố trong bộ máy nhà nước Cộng sản thì không có cơ hội để “làm người tử tế”. Bởi lương Chủ tịch nước chỉ có 18 triệu đồng/tháng thì tử tế thế nào được? Là một thành viên trong bộ máy cầm quyền Cộng sản, chỉ có thể giảm sự bất lương xuống mức tối thiểu đã là tốt lắm rồi, chứ làm sao mà “tử tế” cho được? Đó chỉ là một căn cứ để nhận ra, bộ máy nhà nước Cộng sản không thể có người tử tế. Ngoài ra còn rất nhiều căn cứ khác mà không thể nào liệt kê hết trong khuôn khổ một bài báo ngắn được.
Ngày 19/12 vừa qua, báo VietNamNet tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 và trao giải “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng” năm 2022, nhân dịp báo VietNamNet tròn 25 tuổi. Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Văn Bá – Tổng Biên tập khẳng định: “VietNamNet sẽ làm báo tử tế”.
Thực ra, làm báo tử tế không dễ, mà đặc biệt còn làm dưới sự điều khiển của Ban Tuyên giáo Trung ương, là điều không dễ dàng gì, nếu không nói là “nhiệm vụ bất khả thi”. Ở các nước dân chủ, báo chí là lực lượng quyền lực thứ tư, cân bằng với 3 quyền độc lập trong bộ máy nhà nước, đó là quyền Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp. Cho nên, ở các nước dân chủ mới có được những tờ báo tử tế. Còn báo chí Việt Nam thì không thể.
Khi báo chí trở thành công cụ cho bộ máy cầm quyền, thì nó làm gì có quyền được nói sự thật trong các vấn đề chính trị của đất nước mà tử tế cho được? Vietnamnet hay bất kỳ tờ báo chính thống nào ở Việt Nam cũng đều phải vâng lệnh bề trên là Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Chẳng hạn, trong vụ án Đồng Tâm, khi Bộ Công an nửa đêm tấn công vào thôn Hoành, giết chết cụ Kình vào ngày 9/1/2020, thì không một tờ báo trong nước nào đưa thông tin đúng sự thật. Sự thật chỉ được phơi bày trên mạng xã hội facebook và các tờ báo tự do có trụ sở ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể về “làm người tử tế” sau khi không còn là thành viên trong bộ máy của chính quyền Cộng sản. Còn tờ Vietnamnet, liệu họ có dám tách ra khỏi vòng kiềm tỏa của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông để làm nên một tờ báo tự do đúng nghĩa được hay không?
Việc tìm kiếm một tờ báo tử tế dưới chế độ Cộng sản là điều không thể, chỉ có thể tìm thấy một tờ báo ít bất lương nhất, cũng đã là tốt lắm rồi.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Người Việt xin tỵ nạn tại Anh sẽ bị chuyển đến Rwanda
>>> Lửa cháy Bộ Ngoại giao, Bùi Thanh Sơn bị “lên thớt”, Phạm Bình Minh chuẩn bị?
>>> Sốc! Loạn ngay trong Bộ Công an, dựa hơi cha là Bộ trưởng, Tô Long “tác oai tác quái”
Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và thất nghiệp