Link Video: https://youtu.be/O2-2swce9jY
Trước đây, khi mà ông Mai Ái Trực làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông chua chát nói: “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường không có quyền cách chức các giám đốc sở”. Thực tế, các giám đốc sở là do chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm. Tuy nhiên, với sở công an thì lại khác. Bộ trưởng Bộ Công an không những thọc tay vào điều động, bố trí các giám đốc sở, mà còn có thể sắp xếp nhân sự xung quanh giám đốc sở. Nghĩa là, các ban ngành trong sở công an đều bị bàn tay ông Bộ trưởng Bộ Công an thọc tay vào.
Trước đây thoibao.de đã có bài bình luận về trường hợp Tô Long, con trai ông Tô Lâm, tác oai tác quái ở Bộ Công an. Nay chúng tôi tiếp tục đưa thông tin về hành động nhận tiền chạy chọt của các quan chức công an cấp tỉnh, để được điều chuyển nhằm lên chức. Đây là thông tin mà chúng tôi nhận được từ người trong cuộc. Sự xác tín của thông tin này ở mức độ nào thì hiện nay chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng.
Một người khi được trao quá nhiều quyền lực, thì sẽ trở nên tha hóa, đây là câu chuyện không hề mới. Và ông Tô Lâm đã trở nên tha hóa theo cách như vậy. Nguồn tin từ bên trong Bộ Công an tuồn ra cho chúng tôi biết, mỗi suất bổ nhiệm giám đốc công an tỉnh, ít nhất cũng phải 100 tỷ đồng, một con số không thể tin nổi. Cuộc chơi trăm tỷ với Tô Lâm làm nhà cái, nên ông ta rất giàu.
Võ Trọng Hải hiện nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Trước đây, để được lên chức nhanh chóng, ông Hải đã chi cho Tô Lâm 200 tỷ đồng để chạy thuyên chuyển, nhằm chiếm lấy ghế Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An và từ đó tiến lên cao hơn nữa.
Gói 200 tỷ là gói thuyên chuyển liên tục để ông Võ Trọng Hải có thể nắm chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Ông Tô Lâm chính là đầu nậu nhận trọn gói, phần còn lại ăn chia thế nào là chuyện của ông Bộ trưởng Bộ Công an. Để lên được chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh thì phải nắm qua chức Giám đốc Sở trước. Đó là trình tự gần như bắt buộc, nếu muốn leo lên cao, thì phải chạy thuyên chuyển từ dưới thấp lên.
Bước đầu cho lộ trình buôn quan bán chức là quyết định điều ông Võ Trọng Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 3/3/2019. Sau đó hơn 1 năm thì ông Hải được điều về Nghệ An làm Giám đốc Công an tỉnh ngày 8/6/2020. Đến ngày 11/9/2020, ông Tô Lâm xin ông Chủ tịch nước, lúc đó là Nguyễn Phú Trọng, thăng quân hàm cho ông Hải từ Đại tá lên Thiếu tướng. Tô Lâm cứ bổ nhiệm và ban chức thần tốc, miễn sao đẩy nhanh tiến độ thăng chức càng nhanh càng tốt.
Ông Tô Lâm có được lợi thế là có thể tác động đến ông Tổng bí thư. Chuyện ông Tô Lâm có chia lại cho ông Tổng hay không thì không ai biết. Tuy nhiên, người trong cuộc đánh giá, ông Tô Lâm hoàn toàn có thể tác động vào ông Tổng, để định hướng cho Võ Trọng Hải, bởi ông Tổng đang rất cần Tô Lâm.
Không biết ông Tô Lâm tác động được gì với ông Tổng mà ngày 16/4/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Quyết định “Về việc điều động, chỉ định cán bộ”. Theo đó, điều động, chỉ định ông Võ Trọng Hải – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020 -2025. Sau đó, việc của Hội đồng Nhân dân tỉnh chỉ đơn giản làm bầu thủ tục để đưa ông Võ Trọng Hải lên làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Như vậy là, từ năm 2019 đến 2021, chỉ trong có 2 năm, ông Võ Trọng Hải bung 200 tỷ và ông trải qua vài chức vụ, sau đó leo lên chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Giới chạy chức ở các tỉnh thành, mà đặc biệt là quan chức công an, không phải ai muốn “nhờ” Tô Lâm cũng được. Ai “nhờ” được, xem như 99% là toại nguyện.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Học tập và làm theo tấm gương Ba Dũng, một tờ báo quốc doanh muốn “làm loạn”?
>>> Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và thất nghiệp
Bắc Nam trong Đảng Cộng sản ngầm chia rẽ, Bình Dương và Đồng Nai bị Hà Nội nghi ngờ?