Link Video: https://youtu.be/BL5c43-19wU
Vào ngày 10/1 vừa qua, báo chí trong nước cho biết, năm 2022, Petrolimex – đơn vị phân phối xăng dầu dẫn đầu thị trường, đã vượt 25% kế hoạch doanh thu và gấp 6,9 lần chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm. Ông Đào Nam Hải, Tổng Giám đốc Petrolimex cho biết, tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn đạt 300.000 tỷ đồng, tăng 78% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 2.068 tỷ đồng, giảm 45%. Tập đoàn nộp ngân sách nhà nước 32.000 tỷ đồng.
Tính riêng quý IV năm 2022, doanh thu của Petrolimex đạt 74.223 tỷ đồng, tăng 50% so với quý cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 1.454 tỷ, tăng 76% và là kết quả cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây. Chắc có lẽ, người dân Việt Nam vẫn còn nhớ vụ thiếu xăng có thể nói là “kinh hoàng” trên cả miền Nam và lan ra Miền Bắc vào tháng 11 năm ngoái. Tháng 11 thuộc Quý IV của năm 2022.
Như vậy, khi mà người dân bị đẩy đến khốn cùng vì thiếu xăng, nền kinh tế khốn đốn vì cạn năng lượng, thì Petrolimex, một ông lớn trong ngành xăng dầu Việt Nam có lãi khủng. Đây là một nghịch lý mà báo chí quốc doanh không nói đến trong cùng một bài viết. Vì thế mà Thoibao.de cố gắng tổng hợp lại để thấy, bức tranh thiếu hụt xăng dầu không phải là vì thế giới thiếu, mà là bởi các nhóm lợi ích dùng chiêu trò trục lợi toàn dân để làm giàu, bỏ mặc nền kinh tế đối diện với nguy cơ mất an ninh năng lượng.
Như thoibao.de đã đưa tin về tình hình thiếu xăng dầu một số nơi trong dịp trước và trong Tết Nguyên đán vừa qua. Tình trạng bắt đầu từ miền Nam trước Tết, rồi lan ra miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Nhiều cây xăng đóng cửa không bán. Đây lại là một nguy cơ nữa đe dọa đời sống dân sinh. Xăng dầu được ví như máu chạy trong cơ thể nền kinh tế, cơ thể mà thiếu máu thì sẽ như thế nào?
Ngày 30/1, báo Tuổi Trẻ cho biết, các cây xăng thông báo hết xăng là vì “chiết khấu 0 đồng”, nghĩa là, với cách tính toán của Bộ Tài chính thì các cây xăng không kiếm được đồng tiền lời nào. Làm ăn mà ép người ta không được kiếm lời làm sao người ta hoạt động? Tình trạng “chiết khấu 0 đồng” này cũng đã từng diễn khi các cây xăng đóng cửa hồi tháng 11 năm ngoái.
Trong khi các cây xăng tư nhân bị ép không có tiền lời, thì Petrolimex lại lãi khủng. Điều này dẫn đến thắc mắc, có phải các doanh nghiệp xăng dầu thuộc nhà nước làm chủ sở hữu, đã kiếm lời trên sự thiếu thốn của xã hội, kiếm lời trên sự khó khăn của nền kinh tế. Vậy không phải là “vắt dân ra tiền” còn gì?
Trong Binh pháp Tôn Tử có 36 kế, tuy nhiên cổ nhân không thể tính toán được, người đời sau, đặc biệt là những quan chức của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại có thể nghĩ ra một kế mà xưa nay chưa có. Có lẽ nên đặt kế đó là kế thứ 37 chăng? Kế “vắt dân ra tiền”.
Những kẻ thời xưa hay chờ đợi thiên đại loạn để họ tìm kiếm cơ hội, thì có vẻ quan tham của chế độ này vẫn còn đang mang tư tưởng như thế. Nhờ thiên hạ “đại loạn” do thiếu hụt xăng dầu, mà các đại gia thuộc sở hữu nhà nước mới kiếm lợi khủng như thế.
Năm 2023, Petrolimex được dự báo là sẽ lãi 3.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới đầu năm 2023 mà nhà nước đã quy định “chiết khấu 0 đồng” để tước lấy lợi nhuận của các nhà bán lẻ xăng dầu. Tước đi lợi nhuận của nhà bán lẻ càng nhiều, thì nhà phân phối xăng dầu lợi càng khủng. Tiền không tự mất đi mà nó chui từ túi người này sang túi người khác.
Ở Việt Nam, người dân không có quyền đòi hỏi. Nếu dám xuống đường đòi hỏi quyền lợi thì ông Tô Lâm sẽ xua công an bắt bớ đánh đập, rồi chụp mũ vu cáo. Cho nên các đại gia quốc doanh mới có cơ hội làm chính sách, để chuyển tiền từ túi dân sang túi nhà nước như thế.
Ở đất nước này, doanh nghiệp quốc doanh là doanh nghiệp được ưu tiên hơn doanh nghiệp tư nhân rất nhiều. Bởi chế độ này vốn không phải là “của dân do dân và vì dân” như nó hô hào, mà là chế độ của Đảng do Đảng và vì Đảng.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bão hung quần thảo, Phạm Minh Chính cho gia cố nhóm lợi ích quân đội “chống bão”?
>>> Tổng – Tô và Chính – Giang, hai cặp sẽ “kịch chiến”?
>>> Thượng gian, hạ ác. Lính Tô Lâm tấn công dân như kẻ thù
“Khai đao” đầu năm, lò lên lửa. Phúc ngã giờ nhắm vào ai?