Lâu nay dân gian vẫn truyền miệng câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa rằng, “đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm”. Ở những bản tin trước đây, Thoibao.de có phân tích rằng, VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng là bản sao của chính quyền Cộng sản trong lĩnh vực kinh tế. Cũng độc tài, cũng thao túng truyền thông, cũng dùng công an bịt miệng lời nói ngay thẳng vv… Vì thế, Thoibao.de lâu nay vẫn theo sát hơi thở của VinGroup và phản ánh mặt trái của nó, nhằm hạn chế thiệt hại cho nhà đầu tư.
Trong tình thế khó khăn trăm bề trên đất Mỹ, VinFast phải cắt giảm nhân sự hạn chế việc đốt tiền. Đốt từ năm 2017 đến nay mà chưa có đồng lời nào. Đốt bay 4,7 tỷ đô la mà VinFast vẫn chưa sinh lời. Không biết ông Phạm Nhật Vượng sẽ kiếm đâu ra tiền cho VinFast đốt tiếp đây? Đó là câu hỏi được đặt ra. Và câu trả lời là, ông Phạm Nhật Vượng chỉ có thể dùng tiền của nhà đầu tư, không dại gì ông dùng tiền túi của ông để đốt.
Những động thái gần đây của VinFast tại thị trường quốc tế như: Lùi lịch bàn giao xe tới cuối tháng 2, tái cấu trúc hoạt động tại Mỹ và Canada… đã thu hút sự chú ý của giới quan sát và truyền thông quốc tế. Kênh truyền hình CNBC của Mỹ đã đặt câu hỏi với bà Lê Thị Thu Thủy – CEO của VinFast, bà Thủy cho biết, vẫn đang theo đúng lộ trình sản xuất ô tô vào năm 2024, dù công ty vừa tái cấu trúc hoạt động tại Bắc Mỹ. Bà Thủy nói: “Chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị mặt bằng cho nhà máy tại Mỹ. Dây chuyền sản xuất sẽ khởi động vào đầu năm 2024, như kế hoạch trước đó. Công suất ban đầu của nhà máy là khoảng 150.000 xe mỗi năm”.
Những gì bà Thủy nói là những thứ sẽ xảy ra trong tương lai, nó có thể xảy ra nếu VinFast IPO hút được vốn tại Mỹ, và không thể nếu không hút được vốn. Cho đến giờ, vốn vẫn chưa có, trong khi VinFast cho cắt giảm quy mô tại Bắc Mỹ, thì không biết, liệu khả năng VinFast có tiếp tục theo đuổi kế hoạch được không? Bà Lê Thị Tuy Thủy nói thế, nhưng tin hay không là quyền chọn lựa của nhà đầu tư.
Mới đây tờ Bloomberg trích lời bà Lê Thị Thu Thủy cho biết, ông Phạm Nhật Vượng không có kế hoạch đầu tư tiền cá nhân vào hãng xe điện này. Ông Vượng hiện có tài sản 4,1 tỷ USD và là Chủ tịch VinGroup – Tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực, gồm: bất động sản, công viên giải trí và giáo dục. VinFast được thành lập vào năm 2017 bởi ông Vượng và tới tháng 9/2022, các chủ sở hữu và bên cho vay của nhà sản xuất xe điện này, đã đầu tư khoảng 7,5 tỷ USD để tài trợ cho chi phí hoạt động và chi phí vốn.
VinFast đã thua lỗ 1,3 tỷ USD vào năm 2021 và thua lỗ 1,5 tỷ USD trong 9 tháng cho tới ngày 30/9/2022, theo hồ sơ nộp lên SEC trước thềm kế hoạch IPO. Hồ sơ cũng cho biết, Công ty dự tính tiếp tục báo cáo lỗ hoạt động và lỗ ròng trong ngắn hạn, còn dài hạn có lời hay không thì chưa có gì đảm bảo.
Cho tới nay, VinFast vẫn đang tiếp tục lỗ, nghĩa là VinFast vẫn đang đốt tiền. Ông Phạm Nhật Vượng thì quyết định “khóa két sắt”, không rút tiền cá nhân quẳng vào VinFast nữa, mà dùng tiền của nhà đầu tư. Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư đang giao tiền cho Vin rằng, ngay cả ông Phạm Nhật Vượng cũng khóa két sắt, thì tại sao quý vị lại cứ vung tiền vào cho VinFast đốt? Hay là các vị biết rõ về sức khỏe tài chính của VinFast hơn ông Phạm Nhật Vượng?
Hiện tại, số người Mỹ gốc Việt “yêu nước” theo kiểu của Vin chắc không ít. Có thể những người này dốc hầu bao ra mua cổ phiếu của VinFast. Tuy nhiên, đây là canh bạc đầy rủi ro. Nếu chắc chắn có lời thì không đời nào ông Phạm Nhật Vượng khóa két sắt như thế được. Hành động “khóa két sắt” của ông Phạm Nhật Vượng là một cách “quản lý rủi ro” cho khối tài sản kếch xù của ông ta mà thôi. VinFast sẽ tàn nếu không huy động được vốn trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: