Link Video: https://youtu.be/ecH8e8ThHHE
Vào ngày 13/2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho biết, một nhà sưu tập người Việt tên Nguyễn Thế Hồng đã chi trả 6,1 triệu euro (tức khoảng 6.48 triệu đô la Mỹ) để mua lại chiếc ấn “Hoàng đế Chi bảo” của vua Minh Mạng, từ nhà đấu giá Millon tại Pháp. Chính phủ Pháp và Việt Nam cùng với các bên liên quan đang hoàn thiện các thủ tục để đưa bảo vật về nước, dự kiến vào cuối tháng 4 năm nay.
Trong ngày 13/2, bản tin đăng trên báo vnexpress.net cho hay, ông Nguyễn Thế Hồng là một doanh nhân ngành bất động sản, Chủ tịch Hội Sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Kinh Bắc. Ông đã thành lập Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, để trưng bày hiện vật do ông chính ông dày công sưu tập. Bảo tàng này hiện có trưng bày nhiều cổ vật như đồng, gốm sứ, đồ gỗ. Trong số đó có chiếc thạp đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn, với niên đại khoảng 2.200 – 2.300 năm, và được công nhận là bảo vật quốc gia hồi tháng 1/2023.
Trước đó, thông tin về việc nhà đấu giá Millon sẽ tổ chức đấu giá chiếc ấn vàng này tại Paris, thủ đô của nước Pháp vào tháng 10 năm ngoái, đã khiến dư luận Việt Nam xôn xao. Ban đầu, nhà đấu giá Millon đưa ra mức giá khởi điểm từ 2 đến 3 triệu euro, tức khoảng từ 48 tỉ đến 72 tỉ đồng tiền Việt Nam, nhưng sau đó đã dời ngày đấu giá lại đến 2 lần và cuối cùng đã huỷ luôn cuộc đấu giá.
Báo Người Lao Động cho biết: “Khi biết được tin ấn vàng được đem ra đấu giá, ông Hồng đã chủ động sang Pháp đăng ký tham dự, nhưng “sau đó nhận thấy nếu đấu giá thì không thể mua được ấn vàng nên đã liên lạc với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Ninh để đề nghị giúp đỡ”.
“Sau đó, vào tháng 11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lập đoàn công tác liên ngành vốn cũng bao gồm các bộ Ngoại giao, Tài chính, Tư pháp, Công an và Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dẫn đầu đến Pháp để đàm phán trực tiếp với Millon và thuyết phục họ cho phép Việt Nam mua lại trực tiếp ấn vàng.” VOA Tiếng Việt cho biết thêm.
Chiếc ấn vàng được đặt tên “Con dấu vàng quý hiếm Kim bảo tỷ của Hoàng đế Minh Mạng”, cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt gần như hình vuông, kích thước 13,8×13,7 cm đã được phái đoàn Việt Nam trong thời gian ở Pháp xác thực là “hiện vật nguyên gốc”. Được Vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1823, bốn chữ Hán “Hoàng đế Chi bảo” theo lối chữ triện, được được khắc trên mặt ấn, kể từ đó, ấn vàng đã được truyền qua các đời vua nhà Nguyễn, từ Minh Mạng cho đến Bảo Đại.
“Đây là chiếc ấn mà Vua Bảo Đại đã bàn giao cho đại diện Việt Minh khi ông làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, Huế, vào tháng 8/1945, nhưng sau đó đã thất lạc và cuối cùng rơi vào tay cựu hoàng Bảo Đại và được người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot thừa kế, sau khi Bảo Đại qua đời.” Tờ VOA cho hay.
Ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” là một trong số những ấn vàng triều Nguyễn, nhưng không phải là vật truyền quốc. Nó có nhiều nét tương đồng với hai ấn vàng “Sắc Mệnh Chi Bảo” và “Hoàng Đế Tôn Thân Chi Bảo” hiện đang lưu giữ tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Việt Nam.
Theo bài viết trong ngày 14/2 trên trang vietcetera, Khó khăn lớn nhất trong công tác thu hồi cổ vật là do thiếu chính sách. Theo đó, chưa có văn bản hay điều luật nào đưa ra, nhằm chỉ dẫn về việc hồi hương các cổ vật, cũng như chưa có một quỹ hay một kế hoạch có tính định hướng cho việc thu hồi các bảo vật quan trọng bị thất lạc như thế này.
“Bên cạnh đó, việc mua hay đấu giá cổ vật có chi phí rất cao, bởi ngoài khoản tiền để mua và đấu giá, còn có các khoản thuế hay chi phí vận chuyển, bảo quản. Do không thể dựa vào ngân sách nhà nước nên việc đưa cổ vật về nước phụ thuộc nhiều vào các nhà hảo tâm và các tổ chức phi chính phủ.” – vietcetera cho biết thêm.
Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> FLC tàn đời, Novaland cạn hơi, VinGroup ngộp thở, domino bao giờ đổ?
>>> “Lò đốt đô” VinFast đói củi, Vượng Vin khóa két, ngày tàn VinFast sắp đến?
>>> Sói quần thảo quanh nhà, nguy hiểm bủa vây gia đình cựu Chủ tịch Phúc
Em họ cựu Chủ tịch nước dính đến nhiều nhóm lợi ích