Link Video: https://youtu.be/eEeZGucZZeM
Bệnh đột quỵ nếu xảy ra với thường dân, thì nó chính xác là đột quỵ. Tuy nhiên, khi căn bệnh này gắn với quan chức, thì lòng tin giảm đi một nửa. Bởi lẽ, câu chuyện cung đình Cộng sản là chuyện dài, và những đồng chí thuốc nhau đầy rẫy.
Nói chi đây xa, ngày 14/4/2019, ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ngã bệnh tại Kiên Giang. Căn bệnh này được phía chính quyền giải thích là do “đột quỵ”, nhưng người dân vẫn không hoàn toàn tin đó là đột quỵ thật. Bởi câu chuyện hai thế lực chính trị Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng chiến nhau nhiều năm trời, ai cũng biết. Và câu chuyện này đến nay vẫn phủ lên một lớp mây mù nghi ngờ mà không thể nào sáng tỏ.
Căn bệnh thứ nhì sau căn bệnh đột quỵ là căn bệnh ung thư. Các đồng chí đang chiến nhau rất hăng, bỗng một đồng chí bị ung thư và sau đó là qua đời. Ông Phạm Quý Ngọ, ông Nguyễn Bá Thanh và ông Trần Đại Quang là ví dụ rõ nhất. Riêng ông Trần Đại Quang được xác định là “nhiễm virus lạ” và đã qua đời.
Từ năm 2006, Alexandr Litvinenko, cựu nhân viên Cơ quan an ninh Nga, đang sống tị nạn chính trị tại Anh vì chống Putin, ông đã qua đời tại Bệnh viện University College, thủ đô London ngày 23/11/2006. Sau đó, phía cơ quan điều tra Anh Quốc cho biết, Alexandr Litvinenko bị bệnh do uống “Tách trà polonium” và ông ta đã ngã bệnh. Triệu chứng khá giống với bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh cũng có triệu chứng giống cựu điệp viên Nga Alexandr Litvinenko. Tuy nhiên, vì ông Nguyễn Bá Thanh là tiểu tốt trên bàn cờ chính trị thế giới, nên thế giới không quan tâm cái chết của ông này.
Đó là những cái chết của chính trị gia xứ độc tài. Nói thế để có thể thấy rằng, cái chết của một quan chức, mà đặc biệt là quan chức cấp Trung ương, có thể là do bệnh thật chứ không phải bị thuốc, nhưng vì kiểu làm chính trị không minh bạch nên người dân có quyền nghi ngờ động cơ chính trị từ bên trong. Không ít những cái chết do thuốc nhau nhưng lại áo lên trên bề mặt nó một nguyên nhân bệnh tự nhiên.
Lúc 11 giờ ngày 4/3, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, ông Trần Văn Minh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bị đột quỵ và được đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau đó đã qua đời. Ông Trần Văn Minh 56 tuổi, quê quán Quảng Ngãi, là tiến sĩ kinh tế. Hiện đang ông giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (gồm 18 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên).
Ông Trần Văn Minh còn rất trẻ so với ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên, ông Minh đã không qua khỏi, còn ông Nguyễn Phú Trọng thì qua khỏi. Bệnh đột quỵ không chừa một ai. Bất kỳ ai dù có khỏe mạnh đến đâu cũng có thể bị căn bệnh này.
Cũng như những quan chức cấp Trung ương khác, việc ông Trần Văn Minh qua đời đột ngột cũng không thể làm mọi người tin đó là sự thật. Mà đặc biệt là quan chức ngành thanh tra. Làm quan ngành này rất dễ giàu có nếu chịu gật đầu cho qua những sai phạm ở các địa phương hay các ban ngành, và cũng rất dễ gây thù chuốc oán với các quan chức khác nếu làm thẳng tay.
Hiện nay, trong Chính phủ ông Phạm Minh Chính rất rối loạn, sau khi 3 Phó Thủ tướng bị loại khỏi ghế, trong đó, đáng sợ nhất là trường hợp ông Lê Văn Thành. Ông Thành giờ đây đang chữa bệnh tại Nhật và không biết ông có qua khỏi hay là theo chân ông Trần Đại Quang. Vậy nên, cái chết của ông Trần Văn Minh cũng có khả năng là bệnh tự nhiên, mà cũng có thể là bệnh nhân tạo.
Cái chết của quan chức thường chẳng làm dân có một chút xót thương nào, mà đôi khi còn làm cho dân vui mừng. Chức vụ càng cao mà qua đời thì dân càng mừng hơn. Chẳng có nơi nào như Việt Nam, dân cứ hóng ngày quốc tang để ăn mừng. Đấy chính là lòng dân với Đảng.
Yên Lành – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Quyền uy sâu rộng của Tổng Trọng làm hại hệ thống Đảng
>>> Phương Hằng gọi, đang ngồi trực ngắm Himalaya, Thủy Tiên có ới?
>>> Phận “sinh vật cảnh”, Võ Văn Thưởng làm gì để tồn tại chốn “quan trường hiểm ác”?
Nấp dưới trướng Đảng, báo chí chính thống “đói meo râu”. Phận “nô bộc” như bị trói