Việt Nam lắm chuyện khôi hài

Link Video: https://youtu.be/qxpDNqD1fo4

Mấy ngày gần đây dư luận xôn xao về việc trường Trung học Cơ sở Lương Yên ở Hà Nội tổ chức Hội nghị “Lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”. Hội nghị này diễn ra ngày 9/3 vừa qua.

Chuyện càng khôi hài hơn khi ông Hà Đình Bổn, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, khẳng định với truyền thông nhà nước rằng, “chúng tôi tổ chức lấy ý kiến trẻ em về Dự thảo luật đất đai (sửa đổi) là hoàn toàn đúng pháp luật”, vì “luật không loại trừ đối tượng nào”.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng, đây là một bộ luật vô cùng phức tạp với nhiều từ ngữ chuyên ngành, trẻ dưới 18 tuổi không thể hiểu được những vấn đề này.

RFA ngày 13/3 có bài viết về câu chuyện này. Bài báo dẫn quan điểm của nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già nói:

“Nếu họ hỏi ý kiến của những người dưới 18 tuổi, lứa tuổi chưa hoàn thiện, chưa hình thành ý thức pháp luật gì hết thì làm sao nó có đủ khả năng, đủ trình độ để góp ý?

Dù cho đó là bộ luật nào mà lấy ý kiến của người dưới 18 tuổi là điều phản khoa học, huống chi luật đất đai. Luật đất đai phức tạp lắm. Ngay cả người lớn có hiểu biết, có quan tâm mà còn thấy rối.”

Cùng quan điểm, RFA dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng:

“Cái đó (hỏi ý kiến trẻ em) là sai rồi. Có một số trường họ lấy ý kiến góp ý từ những cán bộ công nhân viên. Điều đó thì được chứ lấy ý kiến các em học sinh cấp phổ thông cơ sở là không nên.”

RFA cho biết, vào tháng 7/2022, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải công khai Dự thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi), để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, trước khi trình Chính phủ. Quốc hội sẽ cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2022 và tháng 5/2023.

Trong những tháng qua, chính quyền các cấp đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) này. Ông Trần Hồng Hà, trước đây trong vai trò là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và nay là Phó Thủ tướng Chính phủ, từng xác nhận rằng, mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

Hình: Bài trên RFA

RFA đặt câu hỏi, với mục tiêu “to tát” như vậy thì liệu những góp ý của trẻ em với Luật Đất đai có thể được quan tâm?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nêu nhận xét với RFA:

“Thứ nhất, bây giờ nên khuyến khích họ lấy ý kiến công dân một cách tử tế, tự do và rộng rãi. Hai nữa là nên làm cuộc trưng cầu ý dân xem như thế nào về quyền sở hữu đất đai. Như thế hay hơn chuyện lấy ý kiến trẻ con.”

Chuyện khôi hài về lấy ý kiến này còn tiếp tục với câu chuyện về một văn bản của Phòng Giáo dục quận 12 TP. HCM yêu cầu lấy ý kiến của trẻ mầm non, nhưng tìm hiểu kỹ thì té ra đó là “lỗi thằng đánh máy”. Họ lấy ý kiến của giáo viên mầm non, chứ không phải của đám trẻ thò lò mũi xanh.

Theo RFA, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3/1/2023 cho đến ngày 15/3/2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải xây dựng luật trên tinh thần “mọi quyết sách lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm” và phải đảm bảo thực chất khi lấy ý kiến nhân dân… Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường thì yêu cầu phải sửa đổi sao cho bảo đảm tính tổng thể, lâu dài, khả thi và hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiêp, người dân.

Nhiều người dân mà RFA có dịp phỏng vấn, cho rằng, điều cần thay đổi đầu tiên là quy định về chế độ sở hữu đất đai.

Theo quy định của Luật Đất đai hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước đại diện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất ổn định, lâu dài. Như vậy, các chủ thể này không phải là chủ sở hữu đối với đất đai được giao, mà chỉ là người sử dụng (người có quyền sử dụng đất).

Hình: Chuyện khôi hài thứ hai

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Phan Văn Mãi đầu hàng, Phạm Minh Chính xua hùng binh chiến. Hậu chiến sẽ ra sao?

>>> Cho dựng “song sắt”, Nguyễn Hòa Bình muốn tự bảo vệ hay tự bít đường thoát?

>>> “Thánh vụt gậy” Nguyễn Viết Dũng bị cho lên thớt, khối kẻ ẩn danh xanh mặt

Tương lai của giới lãnh đạo Việt Nam