Kém cỏi để sổng cá gộc, ông Tô loay hoay tìm cách chữa trong bế tắc

Ông Tô Lâm nổi tiếng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là vết nhơ ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến đất nước người ta lén lút như quân trộm cướp. Hình ảnh chẳng đẹp đẽ gì cho lắm. Bởi chủ trương từ người đứng đầu mà ra.

Có người đánh giá ông Tô Lâm hữu ích cho ông Tổng, nhưng cũng có người đánh giá ông Tô Lâm là một thuộc hạ vô dụng. Người này có ý kiến rằng, ông Tô Lâm điều tra mà cứ để thông tin rò rỉ ra ngoài, để cho tội phạm trốn chạy không một vết tích. Người này cũng cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt không phải là ông Tô Lâm hay, mà là bởi ông Trịnh Xuân Thanh phạm sai lầm. Đã sang đến Đức rồi còn to tiếng, làm cho Tô Lâm định vị được nơi ở và đã ra tay. Ông Tô Lâm may mắn một lần, chứ không thể may mắn hết lần này đến lần khác.

Trong vai trò Bộ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm đã để sổng quá nhiều cá gộc, mà không sao tóm lại được. Những người mà đã trốn thoát khỏi tay Tô Lâm có thể kể ra như: Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần và Xơ sợi Dầu khí – PVtex, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; bà Hồ Thị Kim Thoa, Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang; ông Bùi Quang Huy, cựu Tổng Giám đốc Nhật Cường Mobile; và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty AIC.

Riêng trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đã có thông tin và có đủ thời gian để bà thu xếp cho bản thân và 6 thuộc hạ có liên quan trốn ra nước ngoài cả tháng, trước khi có lệnh khởi tố. Với một lượng tội phạm lớn như vậy trốn ra nước ngoài, ông Tô Lâm đã không làm gì được những người này. Người ta nói, phòng cháy hơn chữa cháy, việc ông Tô Lâm để đến khi sự việc nghiêm trọng diễn ra, tội phạm trốn thoát, mới lo đi tìm là cách làm án yếu kém của Bộ Công an dưới thời ông quản lý.

Nếu giữ được bí mật tới phút chót, thì không có chuyện ông Tô Lâm phải đi ra nước ngoài bắt cóc, và cũng không có chuyện ông phải vất vả tìm cách bắt người trong vô vọng. Thậm chí bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn ở nước ngoài còn thọc tay về Việt Nam, điều khiển luật sư kháng án, mà ông Tô Lâm vẫn không làm gì được.

Để bắt người trốn ra nước ngoài, ông Tô Lâm không dám làm liều bắt cóc nữa, mà ông tìm cách hợp tác với nước sở tại nhằm dẫn độ. Ngày 9/11/2022, tại Hà Nội, ông Tô Lâm gặp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper, để bàn về hợp tác pháp lý và dẫn độ. Ngày 13/2, ông Tô Lâm lại gặp bà bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) để bàn về hợp tác pháp lý và dẫn độ.

Ngày 14/2, ông Tô Lâm tiếp tục gặp ông Baloghdi Tibor, Đại sứ Hungary tại Việt Nam. Ông Tô Lâm cũng bàn về hợp tác tư pháp và dẫn độ. Đây là quốc gia EU, ông Tô Lâm gặp đại sứ Hungary mà không gặp Đại sứ Đức, bởi ông Tô Lâm đã dính phốt với chính quyền Đức qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ô Tô Lâm gặp Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản Tsuyuki Yasuhiro bàn về hợp tác bắt tội phạm

Ngày 3/4, ông Tô Lâm đến Tokyo, Nhật Bản gặp Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, ông Tsuyuki Yasuhiro. Ngoài ra còn có các cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phó Tổng Thư ký Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản Kobayashi Fumiaki. Ông Tô Lâm cũng bàn về hợp tác trong việc bắt bớ tội phạm.

Nói chung, hiện nay, ông Tô Lâm đã gặp gỡ các quan chức Mỹ, Nhật Bản và EU để bàn về dẫn độ. Có lẽ, những người trốn khỏi nanh vuốt của Tô Lâm đang cư ngụ tại những quốc gia này, nên Tô Lâm muốn làm ngoại giao để dẫn độ.

Có lẽ, ông Tô Lâm vẫy vùng trong tuyệt vọng thôi, chưa thấy có văn bản hợp tác bắt người dẫn độ mới nào được ký. Xem ra, ông Tô Lâm đang bế tắc, bắt cóc thì không dám, còn hợp tác tư pháp thì không đi đến đâu vì muốn có những hợp tác bắt người và dẫn độ phải cần rất nhiều thời gian.

Thu Phương – Thoibao.de  (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vov.vn/chinh-tri/bo-truong-bo-cong-an-to-lam-tiep-dai-su-hoa-ky-tai-viet-nam-marc-knapper-post982968.vov