Link Video: https://youtu.be/Q7HiQEwqYCk
Đã từ nhiều năm nay, người dân Việt Nam truyền miệng nhau câu nói “công lý ở Việt Nam chỉ là diễn viên hài”. Quả thật, những điều diễn ra trước mắt buộc người dân phải buông câu nói đầy mỉa mai như vậy. Từ thời ông Hồ Chí Minh cho tới nay, tòa án của chế độ này là tòa án dùng để bảo vệ chế độ, chứ không phải bảo vệ công lý, nên mới có câu nói “công lý là diễn viên hài”.
Ngày 17/1/2013, tờ báo Tuổi Trẻ có bài viết: “Tòa xử công khai nhưng… kín”. Ngay trong một câu nói đã có 2 từ trái nghĩa là “công khai” và “kín”. Về bản chất, phiên tòa này được thông báo là xử công khai, nhưng khi người dân tham dự phiên tòa thì bị công an ngăn cản không cho vào. Cánh cổng tòa án cũng đóng kín không lý do.
Được biết, theo Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật hành chính, đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, phía Công an không cho người dân tham dự thì cũng chẳng làm gì được.
Song song với phiên tòa tùy tiện như vậy, theo một số luật sư, những phiên tòa được phán quyết định bằng loại án bỏ túi, thường bị hạn chế người dân tham dự, bởi nếu có người dân giám sát thì những bản án được tuyên trái với bằng chứng dễ dàng bị phơi bày ra trước công chúng, nên họ bất chấp, dù phiên tòa được thông báo là xử công khai nhưng họ cho xử kín.
Có những phiên tòa buộc phải xử kín như những phiên tòa xâm hại tình dục hay liên quan đến bí mật quốc gia thì phải xử kín. Với những phiên tòa xét xử tội phạm thông thường thì không phải muốn xử kín là xử. Tuy nhiên, trong ngành tòa án Việt Nam hiện nay, họ không ngại ngùng gì khi thông báo xử kín cho một vụ án chẳng liên quan gì đến các tội phải xử kín. Vì sao như vậy?
Có ý kiến cho rằng, những vụ án mà chính quyền Cộng sản xử những người bất đồng chính kiến, họ muốn xử kín hơn là xử công khai. Mặc dù tội mà phía chính quyền quy kết cho người bất đồng quan điểm không thuộc loại tội phải xử kín. Đó là lý do họ xử kín blogger Nguyễn Lân Thắng vào ngày 12/4.
Trước đây chính quyền thông báo xử công khai, nhưng họ lại xử kín, thì ngày nay, chính quyền thông báo luôn là xử kín. Nghĩa là, họ không ngại ngùng những chỉ trích của xã hội rằng, họ đã vi phạm luật tố tụng hình sự. Họ muốn vi phạm luật thì đã sao, người dân làm gì được họ? Bởi từ lâu, chính quyền này tự cho rằng “luật là tao, tao là luật”. Họ muốn làm là họ làm, việc luật quy định như thế nào không quan trọng mà là quyết định của họ mới là “luật” thực sự.
Ngày xưa, thời phong kiến, ngành tòa án không hề độc lập với phía hành pháp. Thì ngày nay, chính quyền Cộng sản điều khiển cả 3 nhánh, hành pháp lập pháp và tư pháp. Trong khi đó tại các nước dân chủ, 3 nhánh quyền lực nhà nước độc lập với nhau.
Ở khía cạnh này, chính quyền Cộng sản không khác gì chính quyền thời phong kiến. Sẽ không thể có được những bản án công tâm và khách quan khi ngành tư pháp bị chỉ đạo bởi quyền lực trên cao.
Trong giáo dục về lịch sử, chính quyền Cộng sản phân loại hình thái xã hội theo nhiều tầng nấc từ thấp đến cao. Thấp nhất là cộng sản nguyên thủy, rồi đến xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến, tiếp theo là Tư bản Chủ nghĩa, cao hơn là Xã hội Chủ nghĩa và cuối cùng là Cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy, chính quyền Cộng sản cho rằng, mô hình “Xã hội Chủ nghĩa” mà họ đang theo đuổi, tiến bộ hơn Tư bản Chủ nghĩa, như Mỹ, Anh, Úc vv… Họ man rợ hơn hay tiến bộ hơn thì thực tế đã và đang chứng minh. Không cần phải tranh cãi.
Đối với một thể chế chính trị như Việt Nam thì sẽ không bao giờ đất nước này phát triển đến văn minh tiến bộ. Đất nước không thể văn minh, nếu nó chịu sự lãnh đạo của một chính quyền man rợ, chỉ ngang bằng với thời kỳ phong kiến lạc hậu.
Đại Hiếu – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thái Văn Đường bị bắt cóc và mối nguy hiểm đối với người Việt Nam tị nạn tại Thái Lan
>>> Cuộc đua giữa Thủ tướng Chính và Tô Lâm, vì “nhát gan” đã làm Tô Lâm chậm tiến
>>> Ai bao che cho những kẻ phản quốc, ăn cắp di sản quốc gia đem bán ngoại bang
>>> Bản chất của Đảng, dùng quyền để tư lợi
Phong trào phản kháng ở Việt Nam quá yếu ớt và thất bại