Link Video: https://youtu.be/t_6J-1kAq3M
RFI Tiếng Việt ngày 22/4 có bài “Ukraine “ngày dài nhất”, cuộc phản công sẽ định hình lại châu Âu”.
RFI dẫn nhận định của trang The Economist cho rằng, “Cuộc phản công sắp tới của Ukraina có thể định hình quốc gia này và cả châu Âu”. Trong khi đó, RI dẫn quan điểm của trang L’Express cho rằng, sử sách sẽ ghi lại tên Vladimir Putin trong danh sách các nhà độc tài khát máu, và ông ta sẽ phải trả lời trước tòa án quốc tế: Không thể dung thứ cho việc xâm lược một nước khác.
RFI cho biết, hàng vạn chiến sĩ Ukraina đang chuẩn bị vào chiến dịch. Người ta không thể biết được khi nào và ở đâu, nhưng Kiev sắp sửa tung ra đợt phản công đã lên kế hoạch từ lâu. Có lẽ thời cơ chưa bao giờ thuận lợi cho Ukraina đến thế.
Những lợi thế của Ukraine bao gồm: Quân địch đã yếu đi khi có hàng chục ngàn lính Nga bỏ mạng; trong khi Kiev thì đã nhận được nhiều vũ khí theo tiêu chuẩn của NATO.
Để tận dụng lợi thế, RFI dẫn quan điểm của The Economist rằng, cần phải đánh gãy, hoặc ít nhất làm ngưng lưu thông trên chiếc cầu Kertch nối Crimée với Nga, niềm tự hào của Putin. Khi đó, bán đảo Crimée sẽ bị tách rời khỏi Nga.
Bởi vì, theo RFI, chiến trường yên tĩnh trong 5 tháng qua không có lợi cho Kiev, nên cách tốt nhất là bước vào cuộc đàm phán trong tương lai với lợi thế về Crimée. Tuy nhiên, ngay cả khi có thể phá vỡ được cầu Kertch, chưa chắc Putin đã chịu ngồi vào bàn thương lượng, bởi ông ta hy vọng kéo dài cuộc chiến, để các nước ủng hộ Ukraina phải chán nản.
RFI cũng lưu ý rằng, các đối tác của Kiev cần hỗ trợ cho họ trong nhiều đợt tấn công, cũng như cần làm cho Putin hiểu rằng, phương Tây sẽ còn hỗ trợ Kiev trong nhiều năm tới.
Courrier International dịch bài viết của tạp chí Mỹ Foreign Policy nhận xét, kết quả phản công của Ukraina sẽ được quyết định trong 24 giờ đầu, đây sẽ là “ngày dài nhất” của quân đội Ukraina. Cần đánh phủ đầu làm tê liệt đầu não địch, gieo rắc kinh hoàng khiến quân Nga tháo chạy. Bất ngờ chiến thuật, chỉ huy sát sao trên trận địa và tinh thần binh sĩ, là những yếu tố sống còn trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên.
RFI nhắc đến bài xã luận trên L’Express, với tựa đề được dùng câu nói thường lệ của quan tòa “Bị cáo Putin, hãy đứng dậy!”, đồng thời nhắc đến những tội ác khinh khủng của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraina: Thảm sát trên 400 nạn nhân vào tháng 3/2022; những em bé bị giết chết trong nhà hát ở Mariupol. Một loạt những thảm kịch ghê tởm gây phẫn nộ.
RFI cũng nhắc đến tác phẩm “Vladimir Putin, bản cáo trạng”, trong đó, cựu Bộ trưởng Tư pháp Robert Badinter 95 tuổi của Pháp cho rằng, phiên tòa xét xử Putin của Tòa Hình sự Quốc tế khó có thể diễn ra khi ông ta còn là Tổng thống nước Nga.
Giáo sư luật Philippe Sands phát biểu trên trang L’Express, rằng, chúng ta đang ở vào một thời điểm quan trọng. Sau khi tấn công Gruzia, Chechnya, Crimée, Syria, Putin nghĩ rằng phương Tây sẽ tiếp tục nhắm mắt làm ngơ. May thay, ông ta đã lầm. Giáo sư Sands nhấn mạnh, cần phải gởi đi thông điệp: Việc tấn công quân sự một quốc gia khác sẽ không được dung thứ, và sẽ bị truy tố hình sự cá nhân, đến tận cấp cao nhất. RFI cho hay.
RFI dẫn ý kiến của Dân biểu châu Âu Bernard Guetta trên L’Obs cho rằng, “Chúng ta cần phải nói chuyện với người Nga”, nhưng không phải với Vladimir Putin, vì ông ta đã “chết về mặt chính trị”. Tác giả bài báo này tin rằng, Nga sẽ không thắng được cuộc chiến này, trước sau gì cũng bại trận và chế độ sẽ thay đổi.
RFI nhắc đến vấn đề mà trang L’Obs đặt ra, “Có bao nhiêu cực trong thế giới ngày mai?”. Và cho biết, câu trả lời còn tùy thuộc vào cục diện quốc tế một khi tiếng súng đã im tại Ukraina.
Thế giới đã chứng kiến thời kỳ đơn cực tương đối ngắn, sau khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã. Thế giới lưỡng cực thì chúng ta đã quen thuộc trong thời gian dài chiến tranh lạnh, với hai khối đối nghịch về ý thức hệ, kinh tế và quân sự. Đa cực có vẻ là một thế giới lý tưởng, trong đó nhiều “cực” chung sống hòa bình.
Ý Nhi – thoibao.de
>>> Cảnh sát Thái Lan điều tra vụ mất tích blogger Đường Văn Thái
>>> Chống tham nhũng mà chỉ “đốt lò” thì không hiệu quả
>>> Vì sao vịnh Hạ Long ngập rác?
>>> Mối quan hệ giữa bất bình thường giữa Thúy Nga và Tân Hiệp Phát
Mệnh danh là thành phố có mức sống cao nhất, nhưng người lao động ở Hà Nội đang rất chật vật