Giới lãnh đạo nhận thức tình hình Việt Nam trái ngược nhau

Link Video: https://youtu.be/33tYLNYbvG8

VOA Tiếng Việt ngày 5/6 có bài bình luận “Tại sao “các trụ” tréo ngoe nhau về tình hình Việt Nam?”

Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, tình hình kinh tế – xã hội nhìn chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và tràn đầy hy vọng. Còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì cho rằng, kinh tế vĩ mô đầy rủi ro.

VOA cho rằng, có sự “vênh” giữa các trụ, “trước hết là do chỗ đứng của người diễn ngôn”. Ông Trọng chỉ biết “diệt người này, đưa người kia”, “không có trình độ chuyên môn, lại không nắm được vấn đề và ông cũng chẳng có cái tâm để nghĩ về quốc kế dân sinh”.

Trong khi đó, “bên Quốc hội và Chính phủ là những người “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nếu họ “không làm ra sản phẩm thì quốc kế dân sinh sẽ điêu đứng”.

Gần đây, khi kết thúc Hội nghị Trung ương 7 hôm 17/5, Tổng Trọng cho rằng, “tăng trưởng trong quý I năm 2023 tuy chỉ đạt 3,2%, nhưng cả năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%”. VOA nhận xét, đấy là nói lấy được, chứ bản thân ông chắc gì đã tin như thế!

Chỉ sau đó mấy ngày, tại Kỳ họp thứ năm của Quốc hội, Chính phủ đã trình bày một bức tranh khác hẳn. VOA dẫn báo cáo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ngày 22/5, liệt kê một loạt hạn chế, gồm: “Giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu; công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả”.

Thứ hai, VOA nhận xét, “độ vênh trong đánh giá tình hình giữa “các trụ” còn là do cục diện kinh tế  chính trị thế giới diễn biến phức tạp, vượt dự báo, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành”.

VOA dẫn quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng, độ mở của nền kinh tế tính theo chỉ số tỷ lệ tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trên GDP, thì độ mở của Việt Nam là rất lớn, không có nước nào có độ mở lớn đến như thế. Do độ mở quá lớn, khi nền kinh tế thế giới chậm lại, gặp khó khăn, thì nó sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế trong nước, dẫn đến đánh giá giữa “các trụ” có những điểm chưa đồng nhất.

Hình: Bài trên VOA

Thứ ba, VOA đánh giá, “sự vênh nhau giữa “các trụ” còn do một nguyên nhân căn bản khác nữa, là các đánh giá không xuất phát từ thực tiễn. Nền kinh tế Việt Nam phát triển được cho đến trước đại dịch, không phải do thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, mà vai trò đó chủ yếu là của, và do, nền kinh tế quốc dân – tức là của toàn dân – trong đó kinh tế tư nhân có vị trí rất lớn, nhưng chưa bao giờ được đánh giá đúng mức.”

Tại Quốc hội, VOA cho biết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo: “Sức khỏe doanh nghiệp đang giảm sút, nền kinh tế rất khó khăn… Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp phải bán cho nước ngoài”.

VOA nhận xét, các con số khô cứng mà ông Trọng trưng ra tại Hội nghị Trung ương không phản ánh được những căn nguyên của những bế tắc hiện nay. Những khó khăn mà ông Khái hay ông Thanh trình bày trong các báo cáo trước Quốc hội cũng chỉ là bề mặt. “Sâu xa bên dưới chính là do Việt Nam đã không có quyết sách “tư nhân hóa nền kinh tế” một cách rõ ràng”.

VOA cho rằng, tình trạng kinh tế – xã hội Việt Nam, ông Huệ, ông Chính biết khá rõ, thể hiện qua phát biểu của ông Huệ tại buổi khai mạc Quốc hội, và phát biểu của ông Chính nhân Lễ kỷ niệm 70 năm “Ngày truyền thống lực lượng An ninh kinh tế”.

Ông Chính chỉ thị cho cấp dưới, phải chủ động nắm chắc tình hình, nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời từ sớm… để kịp thời tham mưu, đề xuất chiến lược với Đảng/Nhà nước trong hoạch định đường lối.

Đáng ra, VOA nhận xét, Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể bổ sung thêm ý kiến của chuyên gia Bùi Kiến Thành: Bộ máy hoạt động hiệu quả thì phải cố gắng làm cho hiệu quả hơn, đừng để nó thối nát, bại vong rồi khi đó mới níu kéo, quy kết trách nhiệm.

Hình: Một bài phân tích về độ vênh giữa các “trụ”

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Hàng Tàu “đâm gãy đôi” hàng VinFast

>>> Giai cấp “vô vàn sản”, một biến tướng của giai cấp “vô sản” đang nắm quyền thống trị!

>>> EVN vừa siết của dân vừa khóc la đòi tiền

Vụ phá đập Kakhovka là tội ác chiến tranh