Link Video: https://youtu.be/lywy8bHL6T4
VOA Tiếng Việt ngày 11/6 loan tin, “Việt Nam phản bác phát biểu của Trung Quốc về vụ tàu khảo sát xâm nhập EEZ”.
Theo đó, Việt Nam ngày 10/6 đã bác bỏ một phát biểu của Trung Quốc, phủ nhận việc một tàu khảo sát của nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt gần một tháng, nói rằng, chủ quyền của Việt Nam “phải được tôn trọng.”
Trước đó, VOA cho biết, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc và các tàu hộ tống đã tiến vào vùng biển của Việt Nam từ ngày 7/5 và thường xuyên đi qua các mỏ dầu khí do các công ty Nga điều hành, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền, bất chấp nhiều lần Việt Nam lên tiếng, yêu cầu các tàu này rời đi.
Theo VOA, các tàu này cuối cùng rời đi vào ngày 5/6, Reuters cho biết, dẫn thông tin từ các chuyên gia theo dõi tàu biển.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6/6 trong một cuộc họp báo thường kì rằng, các tàu này thực hiện “các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và rằng “không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác”, VOA cho hay.
Sau đó, ngày 10/6, theo VOA, truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn một phát biểu của Bộ Ngoại giao phản hồi phát biểu của phía Trung Quốc, tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
“Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của một quốc gia được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước ven biển, trong đó có Việt Nam phải được tôn trọng,” người phát ngôn Phạm Thu Hằng nói.
Theo luật quốc tế, RFA cho hay, các tàu được phép đi qua các vùng đặc quyền kinh tế của nước ngoài, nhưng không được thực hiện các hoạt động khảo sát không có giấy phép. Các hoạt động này của Trung Quốc ở Biển Đông từ lâu đã trở thành vấn đề đối với các nước trong khu vực, vì Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển giàu năng lượng, bao gồm cả các vùng đặc quyền kinh tế.
Trong một sự phản đối công khai hiếm hoi, Chính phủ Việt Nam vào ngày 25/5 đã yêu cầu tàu nghiên cứu Trung Quốc và các tàu hộ tống rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau chuyến thăm Hà Nội của quan chức cao cấp Nga Dmitry Medvedev.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn trên Biển Đông, nhằm mục đích phá các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản, và quấy nhiễu tàu thuyền quốc tế đi qua vùng biển này. Các vụ tàu Trung Quốc gây hấn, có thể kể đến như:
Năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc lần đầu tiên cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam. Vị trí xảy ra vụ việc nằm hoàn toàn trong vùng EEZ của Việt Nam.
Năm 2012, Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02, nhưng lần này họ sử dụng tàu đánh cá.
Năm 2014, Trung Quốc đưa dàn khoan 981 và đi kèm với nó là hàng trăm tàu hải quân, tàu hải cảnh, vào vùng EEZ của Việt Nam.
Năm 2015 – 2016 cũng xảy ra nhiều vụ tàu Trung Quốc gây rối trên vùng biển Việt Nam.
Năm 2017, Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam tại Trường Sa, nếu không dừng dự án thăm dò khí đốt của Repsol ở Bãi Tư Chính. Kết quả, Việt Nam nhượng bộ và ngừng khoan dầu.
Năm 2018, Trung Quốc liên tục quấy phá ở Bãi Tư Chính, tàu hải cảnh và tàu thăm dò Trung Quốc ngăn chặn các dịch vụ dầu khí của Việt Nam.
Năm 2019, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc dưới sự hộ tống của tàu hải cảnh tiếp tục quấy phá ở Bãi Tư Chính.
Năm 2020, nhiều vụ tàu Trung Quốc tấn công các tàu cá Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Những năm trước đây, mỗi lần Trung Quốc gây hấn là người Việt lại tràn xuống đường biểu tình phản đối. Nhưng với sự đàn áp của nhà cầm quyền, lòng dân dần nguội lạnh. Năm nay, dường như người dân và dư luận mạng xã hội khá thờ ơ trước những thông tin quấy nhiễu của Trung Quốc trên biển.
Phải chăng chính sách cai trị của Đảng Cộng sản đã thành công?
Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Biến căng! Đắk Lắk, 2 đồn Công an bị nã đạn, “lực lượng rằn ri” hạ 8 “đồng chí”
>>> Đeo 6 căn nhà trên tay, Kim Ngọc Tuyến gia nhập nhóm Patek Philippe Cộng sản
>>> “5 anh em trên chiếc xe tăng” đang nã đạn vào dân nghèo
Mất điện, thủ đô trở về thời kỳ đồ đá