Điều 331 trong Bộ luật Hình sự 2015, mà tiền thân của nó là Điều 88 trong Bộ luật Hình sự 1999, nội dung như sau:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Điều đáng nói là, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác” được Hiến pháp đảm bảo. Người dân sử dụng các quyền này là tuân thủ theo Hiến pháp. Tuy nhiên, chính quyền Cộng sản lại cố tình đánh tráo khái niệm. Xét về hành động, thì “vận dụng” hay “lợi dụng” cũng là đều là “sử dụng” các quyền đó. Chính quyền Cộng sản ra Hiến pháp, nhưng không muốn dân vận dụng nó, thì họ ghép vào tội “lợi dụng”, rồi bắt bỏ tù. Đây là sự gian trá của chính quyền Cộng sản. Họ muốn chà đạp lên Hiến pháp nên đã đánh tráo khái niệm, rồi tự cho mình cái quyền cấm những hành động mà Hiến pháp đã quy định.
Vụ Tịnh Thất Bồng Lai là vụ án gây nhiều tranh cãi. Chính quyền không muốn xã hội bóc phốt bộ mặt thật của cơ quan tố tụng hình sự, nên đã dùng Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, để truy bắt các luật sư bào chữa cho nhóm bị can của Tịnh Thất Bồng Lai. Những vị luật sư này am hiểu luật pháp, phân tích phải trái của vụ án trên, nên lòi ra dấu hiệu oan sai mà Cơ quan Điều tra tỉnh Long An gây ra. Do đó, chính quyền đã dùng Điều 331 để ghép tội các luật sư này. Hành động này chính là cách che đậy những khuất tất trong vụ án.
Mới đây, Công an tỉnh Long An đã ra quyết định truy tìm 3 người là luật sư từng bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh Thất Bồng Lai. Lý do để họ truy tìm được giải thích là, 3 vị luật sư này có dấu hiệu phạm tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Ba luật sư này là: Nguyễn Văn Miếng (57 tuổi, ngụ phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP HCM); Đào Kim Lân (56 tuổi, ngụ phường 9, quận 6, TP HCM) và Đặng Đình Mạnh (55 tuổi, ngụ phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM). Công an Long An cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã thụ lý, kiểm tra, xác minh tin báo và đã gửi Giấy triệu tập nhiều lần đến 3 người này, nhưng họ không đến để làm việc và không có lý do vắng mặt.
Có lẽ không ai không biết vụ án Hồ Duy Hải, đây là vụ án nói lên sự vô pháp vô thiên và sự tùy tiện của Công an tỉnh Long An. Để ép chết Hồ Duy Hải, Công an Long An đã mua tấm thớt ngoài chợ về làm tang vật, thay vì dùng tấm thớt dính máu thu tại hiện trường. Rồi con dao gây án cũng mua ngoài chợ, rồi cái ghế được cho là dụng cụ gây án cũng được mua ngoài chợ. Còn dấu vân tay tại hiện trường và dấu vân tay của Hồ Duy Hải cũng không trùng nhau. Vậy mà vụ án này được cả hệ thống tư pháp Việt Nam thừa nhận những vật chứng giả đấy. Chưa có một cơ quan công an nào bất chấp như Công an tỉnh Long An.
Nguyên tắc soạn thảo luật pháp là, luật mới được làm ra không chồng chéo với luật khác, không mâu thuẫn với luật khác và đặc biệt ngôn ngữ phải rõ ràng dễ hiểu, không dùng cách mô tả không rõ ràng. Đặc biệt là các luật không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Tuy nhiên, Điều 331 Bộ luật Hình sự thì không được rõ ràng. Hơn nữa, nó còn mâu thuẫn với Hiến pháp. Tuy nhiên, nó vẫn được chính quyền sử dụng.
Có người cho rằng, chính quyền Cộng sản Việt Nam sẵn sàng hành động vô pháp, nếu họ thấy cần thiết, và lúc đó, họ sẽ dùng Điều 331 mơ hồ này để chụp mũ cho những ai có thể làm cho họ “lòi mặt chuột”
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: