Quan chức lại “gieo mình”, dự báo nội tình ĐCS kịch chiến?

Hầu hết những án mạng về những trường hợp nhảy lầu của quan chức, cho đến nay đều chìm xuồng. Hầu hết, kết luận điều tra các vụ việc như thế này đều đổ tội cho người đã khuất, cho là họ muốn kết thúc mạng sống. Nhảy lầu hay bị rơi lầu là hoàn toàn khác nhau. Người nhảy lầu là tự họ muốn kết liễu cuộc đời mình, còn người bị rơi lầu thì là nạn nhân của kẻ khác. Nhưng hầu hết các vụ rơi lầu đều bị kết luận là nhảy lầu.

Lúc 7 giờ 10 phút sáng ngày 17/10/2019, 4 ngày trước khi khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được phát hiện tử vong do rơi từ tầng 8, nhà D, trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội, nơi ông ăn sáng trước khi làm việc. Ông Lê Hải An lúc đó là Thứ trưởng, có triển vọng lên làm Bộ trưởng. Ông An được đánh giá là lãnh đạo có năng lực, tuy nhiên, khi sự nghiệp đang lên thì ông lại bị rơi lầu. Nguyên nhân cái chết của ông không được điều tra rõ ràng và cuối cùng cũng huề cả làng.

Vụ “nhảy lầu” của ông Lê Hải An năm 2019 bị chìm xuồng

Lúc 9 giờ ngày 28/1/2019, ông Nguyễn Minh Long (43 tuổi), Phó phòng Quản lý Quy hoạch – Kiến trúc của Ban Quản lý khu Thủ Thiêm, bị phát hiện rơi từ lầu 9 nhà số 255 Trần Hưng Đạo (phường Cô Giang, quận 1). Vụ án này sau đó cũng bị chìm xuồng.

Ngày 4/5/2020, Luật sư Bùi Quang Tín (thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM) rơi từ tầng 14 tại chung cư New Saigon, huyện Nhà Bè. Được biết, ông Tín có mâu thuẫn với lãnh đạo Đại học Ngân Hàng. Tuy nhiên, vụ án sau đó bị Công an TP HCM đình chỉ điều tra, bất chấp lời kêu cứu của người vợ vị luật sư này.

Khoảng 13 giờ ngày 5/6/2022, một Cảnh sát Giao thông sinh 1994, đã bất ngờ rơi từ tầng 11 chung cư Tiến Bộ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đã rơi xuống đất tử vong. Nguyên nhân rơi được xác định là, do đồng chí cảnh sát biết chồng của một đồng chí nữ đi làm, nên lẻn vào nhà “tâm sự” với đồng chí nữ. Bất ngờ, người chồng cô ta về, khiến đồng chí này hoảng hốt, vội vã đu dây thoát ra cửa sổ để trèo xuống lầu 10. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì đồng chí này không thể tiếp lầu 10, mà lại tiếp thẳng xuống đất và tử vong.

Trong các vụ án quan chức rơi lầu, chỉ có vụ án này người dân biết nguyên nhân, còn nhiều vụ án khác đều kết thúc điều tra mà không có lý do thỏa đáng.

Ngày 2/7, báo chí cho biết, ông Hà Anh Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Quảng Ninh, được phát hiện đã tử vong tại Trụ sở Liên cơ quan số 3. Ông Dũng nhảy lầu vào thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng đang mở chiến dịch đánh vào Cục Đăng kiểm. Chính ông Tô Ân Xô đã từng nói, vụ án đăng kiểm sẽ là vụ Việt Á thứ hai. Và điều đáng nói là, hiện nay, Giám đốc Công An tỉnh Quảng Ninh là ông Đinh Văn Nơi. Ông Nơi được xem là lính thiện chiến của ông Tô Lâm. Ông Nơi được cho là đã được ông Tô Lâm đưa về Quảng Ninh, để phanh phui những vụ án lớn liên quan tới những nhân vật có máu mặt.

Tình trạng quan chức, doanh nhân “nhảy lầu” tạm lắng một thời gian, giờ xuất hiện trở lại

Tình trạng lợi ích nhóm đã hình thành trong Đảng Cộng sản từ lâu. Vì quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế mà nhiều nhóm lợi ích kịch chiến nhau, thậm chí, ngay trong cùng nhóm cũng kịch chiến, để loại bỏ thành phần không hợp nhau. Và có những nhóm lợi ích rất lớn, có thể công an không dám động đến.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản đã bày ra hai hệ thống luật khác nhau. Đó là, luật pháp chỉ dành cho dân, còn Điều lệ Đảng dành cho đảng viên Đảng Cộng sản. Điều lệ Đảng là loại đứng trên luật pháp, tuy nhiên, nếu các đồng chí kịch chiến nhau, thì có khi, Điều lệ Đảng cũng chỉ là công cụ để họ đem ra hạ nhau. Và đó là hậu quả của một chính quyền không biết tôn trọng tinh thần thượng tôn pháp luật. Không có tinh thần ấy, bên trong Đảng Cộng sản họ đấu nhau không khác gì mafia.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/tong-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-tu-vong-bat-thuong-4624247.html