Sói – cừu, mối quan hệ quan – dân được định hình bao giờ?

Trước đây, khi Đảng Cộng sản mới cầm quyền, họ hô hào về một xã hội không có người bóc lột người. Nghe thì có vẻ như hay lắm, nhưng khi họ hành động thì chất man rợ thể hiện ra, làm cho bất kỳ người có lương tri nào cũng phải khiếp sợ. Chiến dịch Cải cách Ruộng đất do ông Hồ Chí Minh phát động là một chiến dịch man rợ, giống bộ tộc này thanh trừng bộ tộc khác thời tiền sử. Họ cho phép những người nông dân ít học, đấu tố những người bị liệt vào hàng “địa chủ”, và chỉ cần có những lời buộc tội vô căn cứ thì họ hành quyết nạn nhân.

Trước đây, Đảng Cộng sản cứ quy kết người giàu là bóc lột, là kẻ ác. Đấy là tư tưởng độc hại, nó kinh khủng hơn cả loài cầm thú. Biết bao nhiêu người giàu lên bằng nỗ lực, bằng trí óc, bằng tài năng. Họ giàu thế cũng quy chụp họ là kẻ ác được sao?

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất là một cuộc hành quyết rộng khắp. Trong chiến dịch kinh hoàng ấy, ước tính có 172.000 người đã bị hành quyết, và hầu hết là bị kết án oan. Nổi tiếng nhất là vụ ông Hồ Chí Minh cho hành quyết ân nhân của Đảng Cộng sản, đấy là bà Nguyễn Thị Năm, một người có lòng yêu nước nồng nàn, nhưng đặt sai chỗ. Bà quá tin vào Cộng sản, bà dốc tài sản ủng hộ “Cách mạng”, nhưng rồi phải nhận cái kết đắng, bà bị chính Đảng Cộng sản hành quyết, vì họ cho rằng, bà là “cường hào ác bá”. Thật là bi kịch.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất là một vết nhơ trong lịch sử, mà ngàn đời sau không thể nào gột rửa được. Tuy nhiên, kẻ thủ ác thì sau đó nhỏ vài giọt nước mắt, và dùng khăn tay lau nước mắt trước ống kính tele của báo giới, là được xóa tội. Người đó, người đã đưa ra chủ trương thực hiện chiến dịch Cải cách Ruộng đất man rợ ấy, vẫn được tôn vinh là vĩ đại, là có lòng nhân từ, là có tình thương bao la vv…

Khơi lại lịch sử để thấy rằng, Đảng Cộng sản minh định đảng luôn đúng, từ ngày ấy. Lãnh tụ luôn đúng cũng từ đấy. Đến bàn tay nhuộm máu đồng bào, nhưng vẫn không sao, vẫn là tấm gương cho toàn Đảng học tập và làm theo. Đảng Cộng sản với dân như sói với cừu, dù sói ăn thì cừu bao nhiêu đi nữa, sói vẫn đúng và mãi đúng. Chỉ có cừu là sai, là đáng chết mà thôi.

Cho đến thế kỷ 21, những tội ác man rợ đó không trồi lên nữa, nhưng nó vẫn nằm trong DNA của người Cộng sản. Nửa đêm, Công an cho 3.000 Cảnh sát Cơ động tấn công vào nhà dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, rồi sau đó bắn chết cụ già ngay trên giường ngủ. Kết quả, Công an luôn đúng, nên cụ già và con cháu cụ bị kết tội khủng bố. Từ năm 1945, luật chơi đã thế, thì nay vẫn thế, không khác gì mấy.

Bỏ tù oan người ta 15 tháng, chỉ rút kinh nghiệm

Năm 2017, khi nói về vụ tranh chấp đất đai với dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã phát biểu: “Nếu chúng ta sai, chúng ta xin lỗi dân, nếu dân sai, dân chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Đấy là tư tưởng quan chức luôn trên hết, dù sai cũng chẳng bị pháp luật trừng trị, còn dân sai thì lại bị trừng trị thích đáng. Vậy công bằng ở đâu? Cho nên, có thể kết luận, nơi nào có Cộng sản, nơi đó có bất công.

Vụ án bắt giam và bỏ tù oan cô giáo Lê Thị Dung của Tòa án Nhân dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đã ngã ngũ là vụ án oan. Cô Dung bị bắt giam 15 tháng một cách vô cớ. Tòa án cần đền bù thiệt hại cho bị cáo và cần phải truy tố những người tham gia tố tụng vụ án này. Ấy vậy mà, mới đây,  Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh, bà Phạm Hồng Trang, chỉ yêu cầu bà Nguyễn Thị Phan Hương, Thẩm phán Tòa án Nhân dân huyện Hưng Nguyên rút kinh nghiệm.

Đúng là xử lý kiểu Cộng sản “chúng ta sai chúng ta xin lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật”

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/vu-an-co-dung-yeu-cau-tham-phan-so-tham-rut-kinh-nghiem-20230701150331011.htm