Link Video: https://youtu.be/QS_rwl45EcA
Bộ Công an Việt Nam tuy đông về số lượng, nhưng chất lượng không cao. Từ nhiều năm qua, thông tin từ Cục An ninh Chính trị Nội bộ A03 lọt ra ngoài không ít, chính vì thế, mọi biến động chính trị ở hậu trường đều được báo “lề trái” đăng tin rầm rộ. Về mảng thông tin chính trị nội bộ, báo “lề phải” phải “xách dép” cho báo lề trái. Vì thế, dù cho lề phải có vu cáo lề trái là “xuyên tạc” là “bịa đặt” là “chống phá”, thì lề trái vẫn là nơi mà người dân Việt Nam có thể gửi gắm niềm tin. Những bản tin nội chính, lề phải không bao giờ dám đăng.
Thực ra, “lề trái” cũng không phải là tài tình gì, không phải họ có thể cài người vào nội bộ Đảng Cộng sản để lấy tin, mà chính những người bên trong ấy tuồn ra. Mục đích là để triệt hạ lẫn nhau mà thôi. Và đây cũng chính là cơ hội cho báo “lề trái” đưa lên, nhằm giúp cho người dân trong nước thấy rõ hơn về bản chất xấu xa mà chính quyền Cộng sản muốn che đậy. Ở khía cạnh nào đấy, cũng có thể xem như báo chí “lề trái” là nơi mà các phe phái trong nước có thể lợi dụng để đấu đá lẫn nhau.
Trong Bộ Công an cũng có nhiều phe phái không ưa nhau. Chính vì lẽ đó mà thông tin mới lọt ra ngoài dễ dàng như vậy. Có thông tin từ người làm trong Bộ Công an cho thoibao biết, một số quan chức có mối quan hệ trong ngành công an rất nhiều. Người cẩn thận sẽ tìm cho mình những mối quan hệ, để phòng khi có động thì cuốn gói cao chạy xa bay, trước khi Bộ Công an phát lệnh truy nã. Đó là cách mà các đại gia, hay các quan chức thường dùng để phòng thân.
Tại Việt Nam, quan chức nào cũng có nguy cơ bị lộ và doanh nghiệp nào cũng có thể bị đánh, bởi cách phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu dựa vào quyền lực chính trị. Khi thế tựa bị đánh, thì người đứng đầu doanh nghiệp rất cần thông tin được báo trước, để tháo chạy khỏi vùng nguy hiểm.
Những người nắm trước được thông tin, để chuồn ra nước ngoài, đến nay khá nhiều. Trong đó có thể kể ra các tên tuổi như: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Hồ Thị Kim Thoa, Bùi Quang Huy, Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các cộng sự, Phạm Văn Sáng vv… Có người nói vui rằng, đây là những “con cóc”, và cho tới nay, chỉ có Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Anh Vũ và Kế toán trưởng AIC bị bắt cóc mang về.
Trong các vụ bắt cóc trên thì chỉ có vụ bắt Trịnh Xuân Thanh là Công an Việt Nam bị Chính phủ nước sở tại làm lớn chuyện. Còn những vụ bắt cóc tại Thái Lan và Dubai thì vẫn rất êm. Thực chất, việc ông Tô Lâm bắt cóc người tại Berlin là làm liều, mà không có sự thỏa thuận nào giữa 2 bên, cho dù đó là sự thỏa thuận ngầm.
Được biết, đối với các quốc gia độc tài, thì Bộ Công an Việt Nam có thể bắt tay với Cảnh sát nước sở tại, để nhận lấy sự làm ngơ của họ, tạo điều kiện cho lính Tô Lâm đến bắt cóc người mang về. Tuy nhiên, đối với các nước dân chủ, tôn trọng pháp luật và nhân quyền, thì rất khó để có một thỏa thuận như thế. Bởi nếu bắt tay ngầm, lỡ đổ vỡ, thì Chính phủ làm sao ăn nói với dân của họ về những hành động mờ ám ấy được? Đó là lý do mà những người bị chính quyền Cộng sản truy tố trốn tại một nước dân chủ vẫn an toàn hơn, cho dù đã từng có vụ bắt cóc tại Berlin.
Không biết hiện nay, những người trốn truy nã của chính quyền Cộng sản đang trốn tại quốc gia nào? Nếu trốn tại các quốc gia độc tài, thì rất có khả năng sẽ bị lính Tô Lâm bắt cóc. Đã có người bị bắt cóc từ Thái Lan, từ Dubai, hai nước này đều không phải quốc gia dân chủ.
Không biết ông Tô Lâm dùng hơn 4 tỷ đô la ngân sách làm gì, mà để cho Bộ Công an kém cỏi đến mức để tin tức mật dễ dàng lọt ra ngoài, khiến nghi phạm đánh hơi sớm rồi cao chạy xa bay. Khiến giờ đây ông phải tốn công tốn sức truy lùng địa điểm và tổ chức bắt cóc như thế? Ông Trọng dùng ông Tô, vừa hữu dụng mà cũng vừa vô dụng. Hữu dụng là ông Tô vâng lệnh tuyệt đối, vô dụng là ông Tô để xổng quá nhiều, khiến cho Đảng Cộng sản lộ nguyên hình là Đảng “thổ phỉ”, không biết tuân thủ luật pháp quốc tế.
Quốc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tàu hải cảnh của Trung Quốc lại đi tuần ở vùng biển Việt Nam
>>> Tổng thống Biden cảnh báo Tập Cận Bình về mối quan hệ với Nga
>>> Nguyễn Chí Vịnh và Lê Văn Thành chạy đua, ai về đích trước? “Phần thưởng” là… gặp Bác
>>> Tranh cãi xung quanh đêm biểu diễn của BlackPink
ĐakLak: cấp phép cho một công ty Trung Quốc đầu tư vào danh mục cấm.