Link Video: https://youtu.be/GjlFJhSjtQQ
Theo thông tin từ báo Đất Việt ngày 24/7, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chi 440 tỷ đồng để xây công viên tượng đài Võ Thị Sáu.
Theo đó, Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 440 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là gần 355 tỷ đồng và được triển khai trong giai đoạn 2024-2027.
Theo báo chí trong nước, dự án Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu sẽ được giữ nguyên hiện trạng, và xây mới thêm một số phần như sân hành lễ diện tích khoảng 1.188 m2; xây mới 1 nhà nghỉ, khu bán hàng lưu niệm kết hợp nhà vệ sinh, diện tích khoảng 206m2 và 1 nhà đặt lễ cúng; bãi đậu xe…
Các hạng mục phụ trợ như: trồng mới hàng rào cây xanh xung quanh khuôn viên dự án; cải tạo vỉa hè; ngầm hóa lưới điện khu vực vỉa hè QL55; cấp thoát nước, PCCC, chiếu sáng, đèn trang trí, đèn tín hiệu ưu tiên kết hợp vạch kẻ đường cho người đi bộ….
Báo chí cũng cho biết, khu vực công viên, tượng đài Võ Thị Sáu sẽ được cải tạo vỉa hè xung quanh công viên hiện hữu, kết cấu bằng đá granite và trồng cây xanh phủ hàng rào song sắt hiện hữu; cải tạo phòng họp tầng trệt đền thờ thành phòng khánh tiết; trồng mới thảm cỏ, cây xanh bóng mát khu vực mở rộng phía sau đền thờ.
Báo Đất Việt nói rằng đây là 1 sự phung phí tiền của vì Võ Thị Sáu là một người bị điên. Báo Đất Việt trích lời nhà thơ Nguyễn Duy vừa “giải ảo” về Võ Thị Sáu rằng:
“Võ Thị Sáu chẳng qua là một người con gái bị tâm thần, ngớ ngẩn. Lợi dụng sự ngớ ngẩn của Sáu, nhóm những người hoạt động cách mạng mới đưa cho cô lựu đạn rồi xúi ném chợ để giết một người lính Pháp, mà hàng ngày anh ta vẫn đi chợ mua thực phẩm cho lính, chứ không phải ném vào phòng họp của Hội đồng như trong truyện và trong phim.”
“Nhưng hôm đó anh lính kia không đi chợ nên Sáu đã ném vào bà con trong chợ, bị bắt đi tù, đem đi xử bắn. Cô chẳng biết gì về tính mạng của mình, cứ cười ngô nghê và hái hoa dại mọc dọc đường ra pháp trường cài lên tóc”.
Nhà thơ Nguyễn Duy là tác giả của bài thơ “Đánh thức tiềm lực” nằm trong đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018. Ông cũng từng làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Theo Đất Việt, ngoài nhà lưu niệm Võ Thị Sáu tại thị trấn Đất Đỏ, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo đang trở thành nơi cúng bái, “tâm linh” của giới đảng viên, cán bộ, kể cả người dân bị tuyên truyền về sự “linh thiêng” của bà này.
Hầu hết những người đến viếng mộ bà này vào lúc nửa đêm đều cho rằng “cầu gì được đó”. Mới đây, Võ Văn Thưởng cũng đến viếng mộ bà Sáu và tạo dáng dâng hương để báo đảng chụp ảnh.
Không chỉ ở Vũng Tàu, tại Thanh Hoá, ngày 21/2 cũng triển khai dự án “Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh” với ngân sách hơn 125 tỷ đồng.
Trước đó, giới chức tỉnh Thanh Hóa khởi công xây tượng đài “Con tàu tập kết” 255 tỷ đồng; đầu tư hơn 250 tỷ đồng để xây khu tượng đài Bà Triệu… đã khiến dư luận bức xúc, cho rằng quá lãng phí, trong khi người dân còn nghèo đói…
Theo tìm hiểu cuả Thoibao.de , giờ thì trên khắp đất nước hầu như tỉnh nào cũng có tượng đài. Không chỉ hàng tỉnh, nhiều huyện cũng có tượng đài riêng của mình. Không chỉ địa phương, nhiều ngành nghề cũng xây tượng đài. Cuối cùng thì tư nhân, một ai đó cũng bắt đầu xây dựng tượng đài của riêng mình. Tuỳ theo túi tiền mà độ to nhỏ khác nhau. Tuỳ theo tín ngưỡng tâm linh mà chọn nhân vật hoặc sự vật khác nhau.
Trong vòng độ 30 năm nay, quy mô tượng đài ngày một mở rộng đến mức khổng lồ và chiếm những vị trí đắc địa trên khắp các tỉnh thành cả nước. Người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tượng đài không chỉ đơn thuần là bức tượng đặt ngoài trời nữa. Nó bao giờ cũng phải gắn với một quần thể kiến trúc đồ sộ, được khoác lên một mục đích nhẹ hều: Khu vui chơi, sinh hoạt văn hoá. Số tiền bỏ ra xây dựng nó từ chỗ vài trăm triệu nay đã có những cụm tượng đài, phù điêu, nhà lưu niệm, sân chơi, vườn hoa lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Minh Vũ
>>> Thị trường chạy án lên ngôi
>>> Quyền lực đang trở thành món hàng để mua bán công khai
>>> Cựu Admin Nhật Ký Yêu Nước bị bắt
>>> Chuyến bay giải cứu: Khi nào ngã giá bất thành, khi nào ngã giá thành công?
Thầy giáo Dương Tuấn Ngọc bị bắt theo điều 117