Link Video: https://youtu.be/eubUqM2F7G0
Ngày 9/8, một trang tin quốc tế tiếng Việt có bài bình luận về phát biểu của Bộ trưởng Tô Lâm “Dân ngủ không phải khóa cửa”.
Phát biểu này của Bộ trưởng Bộ Công an – Đại tướng Tô Lâm, nói khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương hôm 8/8, về yêu cầu đảm bảo sự bình yên cho nhân dân.
Bài báo dẫn lời một người dân sống tại Sài Gòn, cho rằng:
“Ông Tô Lâm nói theo kiểu hoang tưởng, mị dân, ý là Xã hội Chủ nghĩa sẽ được như thế, nhưng thật sự ngày càng tồi tệ, dân tình ngày càng khổ…”
“Có câu là cùng khổ thì sẽ sinh ra tệ nạn, sẽ xảy ra trộm cướp nhiễu loạn cả xã hội.”
Bài báo cho biết, tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11/2022, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong năm 2022, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm gây bức xúc trong dư luận xã hội tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là tội phạm giết người tăng 13,17%.
Bài báo dẫn nhận định của Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, từ Đức Quốc nói:
“Ông Tô Lâm ở trên ghế Bộ trưởng không đi sát với tình hình thực tế ở Hải Dương nói riêng, cũng như các địa phương trên cả nước nói chung. Qua mạng xã hội chúng ta đã thấy người dân Việt Nam, ví dụ có trồng cây mít hay kể cả thùng rác, thì họ đều phải dùng khóa để khóa tất cả lại…”
Cho nên, theo Luật sư Đài, yêu cầu của ông Tô Lâm là “mang tính hoang tưởng, không có một chút thực tế nào so với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như vấn đề an ninh trật tự ở Việt Nam”.
“Trong khi đó vấn đề tội phạm Việt Nam mỗi một năm đều có mức tăng trưởng khủng khiếp, từ 10% đến 20 % tăng trưởng tội phạm hình sự hàng năm. Ở các nước tư bản thì những người đứng đầu như Bộ trưởng Tô Lâm không bao giờ cần thiết phải yêu cầu điều đó đối với cảnh sát địa phương. Bởi vì bất kể người nào khi bước chân vào nghề cảnh sát đều hiểu rõ trách nhiệm là đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối cho người dân. Ở Việt Nam, giữa tội phạm và công an người dân Việt Nam đều nhìn thấy rõ có sự cấu kết với nhau. Nếu như không có tội phạm, thì công an không tồn tại được, không có tội phạm thì công an không được tăng ngân sách, không được tăng quân hàm…”
Vẫn theo luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, mối quan hệ giữa tội phạm và ngành công an Việt Nam là mối quan hệ cộng sinh với nhau.
Bài báo nêu dẫn chứng, nhiều năm qua, có nhiều vụ bê bối của ngành công an bị đưa ra công luận. Đơn cử như năm 2018, cựu Trung tướng Công an, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, bị tuyên 9 năm tù, và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao bị phạt 10 năm tù vì những liên can đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng.
Đến năm 2019, ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công An, bị tuyên 12 năm tù, và ông Phan Hữu Bách, cựu Phó Cục trưởng B61, Tổng Cục Tình báo, Bộ Công an, cũng bị tuyên 11 năm tù. Cả hai đều bị kết tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.
Tuy nhiên, theo bài báo, nhiều nhân vật xuất thân từ công an hiện vẫn giữ những vị trí quan trọng trong Bộ chính trị và trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài báo dẫn lời một cựu Trung tá Công an ở Sài Gòn nói:
“Nói về năng lực thì Công an Việt Nam là một trong những công an giỏi, không có tổ chức phản động nào tồn tại được ở Việt Nam, ngo ngoe là bắt liền. Nhưng cá nhân thì khác, như vừa rồi ba công an đi bắn dê là làm bậy, công an bảo vệ dân thì lại đi ăn cắp của dân. Hay mấy ông cảnh sát biển, thực chất là công an qua, tham nhũng 50 tỷ chia nhau và bị trừng trị.”
Bài báo kết luận, đó là những minh chứng rõ nét, lực lượng công an lâu nay không thực hiện chức năng chính của họ là giữ gìn an ninh, trật tự xã hội cho dân chúng.
Như Ý
>>> Công an Xã đánh dân như côn đồ
>>> Biết thua để nhường chỗ cho công lý.
>>> Vụ “chuyến bay giải cứu”: Làm sao để nạn nhân có thể kiện?
>>> Cần áp dụng đúng luật để minh oan cho các tử tù bị oan sai
Lộ tẩy hàng Tàu mác Việt, lòng yêu nước bị VinFast lợi dụng