Chính quyền sẽ chọn giải pháp nào cho vụ Nguyễn Văn Chưởng?

Link Youtube: https://youtu.be/AgcRn5Asjl4

Mới đây, ông Phạm Quý Thọ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Trưởng khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, Việt Nam, có bài bình luận về vụ án Nguyễn Văn Chưởng trên một tờ báo quốc tế tiếng Việt. 

Theo tác giả, vụ Nguyễn Văn Chưởng có thể có ba khả năng: (1) Thi hành bản án; (2) Ân xá; Và (3) Hoãn “vô thời hạn”. 

Tác giả cho rằng, khả năng thứ 3, hoãn thi hành án “vô thời hạn” là cao nhất.

Tác giả nêu 4 khía cạnh lập luận cho “phán đoán” này như sau: Vụ việc nghiêm trọng với chế độ; Vai trò mạng xã hội; Trách nhiệm giải trình của nhà cầm quyền; Tâm lý “Vua anh minh”.

Khía cạnh thứ nhất, tác giả phân tích, hành vi giết người luôn bị phán xét là nguy hiểm cho xã hội văn minh. Nhưng người bị hại, ở đây trong vụ án, là một sĩ quan cảnh sát khiến cho vụ việc trở nên nghiêm trọng, không chỉ về đạo đức mà còn nghiêm trọng với chế độ. Bởi vì trong chế độ Đảng Cộng sản toàn trị, xã hội bị phân chia bởi sự tương phản giữa “chúng ta” và “chúng nó”. “Chúng ta” bao gồm những người của Đảng – Nhà nước. “Chúng nó” gồm số đông còn lại của xã hội, bị coi là “ngoài chế độ”, ngoài biên chế Đảng – Nhà nước. 

Khi một thành viên “chúng ta”, một viên sĩ quan cảnh sát trong vụ việc bị hại, cả chế độ sẽ “phản ứng”. Cả hệ thống chính trị vào cuộc, công an điều tra, viện kiểm sát, toà án truy tố và xét xử. Vụ việc nhanh chóng xử lý và kèm theo yếu tố “tăng nặng”.

Khía cạnh thứ hai, tác giả lập luận, trong bối cảnh xã hội dân sự không thể tồn tại trong lòng chế độ, và nhà nước độc quyền trong lĩnh vực truyền thông, thì mạng xã hội đóng vai trò quan trọng “cung cấp” tin tức đa chiều về vụ việc. Sự đồng cảm về nỗi đau đã lan truyền và làm lay động lương tâm của một số người. Tin về một Đại biểu Quốc hội khóa 14 nhắn tin và được phản hồi từ ông Chủ tịch nước… Rồi, thỉnh nguyện thư, thư kiến nghị… Tiếng nói từ đại diện các tổ chức quốc tế… Khả năng xem xét lại vụ án từ những thay đổi luật pháp từ 2015… Tất cả tạo nên tia hy vọng được nhóm lên cho gia đình tử tù.

Hình: Tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Khía cạnh thứ ba, tác giả nhận xét, chế độ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình luôn “thiếu vắng” trong chế độ tập quyền. Trong chế độ này, giới lãnh đạo toàn trị có xu hướng bảo vệ quan điểm của mình bằng mọi giá. Tuy nhiên, việc giải trình trách nhiệm dường như có “biến chuyển”, chẳng hạn khi xét xử một số đại án, trong đó có nhiều quan chức sai phạm, “hư hỏng”, toà án đã buộc phải công khai trước công chúng để chứng tỏ cam kết “không vùng cấm” trong chống tham nhũng tràn lan và nghiêm trọng hiện nay. Có lẽ, trong bối cảnh này mà vụ án tử tù Nguyễn Văn Chưởng có cơ hội nhỏ nhoi.

Khía cạnh cuối cùng, vẫn theo tác giả, nếu theo dõi các loại thư thỉnh cầu, các kiến nghị… trên mạng xã hội, thì địa chỉ người nhận trước tiên là ông Chủ tịch nước, với mong muốn, với vị trí quyền lực “hiến định” của mình sẽ đáp ứng “thỉnh cầu” của người gửi. Tác giả cho rằng, còn một yếu tố ảnh hưởng là tâm lý trong triết lý truyền thống văn hoá Á Đông, đó là tâm lý “Vị vua anh minh”. Khi “lợi ích cốt lõi và lương tâm” của chế độ bị đe doạ, thì lợi thế này được sử dụng. Tác giả nêu dẫn chứng về việc ông Hồ Chí Minh, khi là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã xin lỗi trước “quốc dân đồng bào” vì sai lầm Cải cách Ruộng đất năm 1953, như một dẫn chứng cho việc sử dụng yếu tố này.

Quay lại với vụ việc tử tù Nguyễn Văn Chưởng, tác giả đánh giá, đây chính là trường hợp “giải pháp chính trị khó khăn” với chế độ. Khi “đánh đồng” “lợi ích cốt lõi và lương tâm” của “chế độ” với của “xã hội”, thì việc quyết định đưa ra trong bối cảnh trên nhiều khả năng là phương án 3, nghĩa là hoãn thi hành án, nhưng ân xá thì không!

Thu Phương – thoibao.de

>>> Cho Trọng ăn “quả lừa đậm”, ông Vượng biến “ngài” Tổng thành ông già ảo tưởng!

>>> Vụ Nguyễn Cao Trí lở loét đến… sát lưng Thủ tướng!

>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim

>>> Tiếp viên hàng không bán cái ngàn vàng giá ngàn đô. Quan móc túi ngàn dân mua cái ngàn vàng?

Tình trạng “tiêu chuẩn kép” trong ngành tư pháp Việt Nam