Link Video: https://youtu.be/AiWTP9dh_bQ
Ngày 5/10, báo Tiếng Dân có bài “Có thể tin được mấy phân?” của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống.
Tác giả kể lại một câu chuyện về ông Võ Văn Thưởng, lúc còn làm Trưởng ban Tuyên giáo. Khi đó, ông Võ Văn Thưởng nói được một câu đáng để ý, rằng “Rất nên đối thoại, cần tổ chức đối thoại, có như thế mới tiếp cận chân lý”. Đáng để ý không phải vì nội dung câu nói (nhiều người biết rõ hơn ông), mà là cương vị của người nói.
Đã có rất nhiều ý kiến ca ngợi, hưởng ứng câu nói trên do ông Trưởng ban Tuyên giáo của Đảng nói ra, trong đó, có một nhóm trí thức đề nghị tác giả thay mặt, đứng ra mời ông đối thoại. Tác giả đã viết thư mời, mang đến trụ sở Ban Tuyên giáo, giao tận tay cho Văn phòng. Kèm theo thư, tác giả cũng đề ra các nội dung cần đối thoại, liên quan đến Chủ nghĩa Mác – Lênin và một số đường lối của Đảng.
Tuy nhiên, tác giả cho biết, thư không được trả lời. Cuộc đối thoại được dự kiến đã rơi vào im lặng.
Tác giả tiếp tục đề cập đến phát biểu gần đây của ông Võ Văn Thưởng, trên cương vị Chủ tịch nước. Theo đó, tại Hội nghị các nhà văn lão thành, ông Thưởng có bài phát biểu dài, trong đó có đoạn sau:
“Kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc trong hòa bình không dễ nhận diện. Đó là sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối và độc ác, là tham nhũng, tiêu cực, là sự tàn phá thiên nhiên, tàn phá văn hoá và đi ngược lại xu thế của thời đại… Chính vì thế, sứ mệnh, trách nhiệm của nhà văn Việt Nam lúc này lại càng lớn lao và yêu cầu cao hơn. Nhân dân, đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu tranh này”.
Tác giả cho hay, đoạn trên đã gây ra một bình luận sôi nổi, xung quanh ý “Liệu lời nói đó của ông Thưởng, ở cương vị Chủ tịch nước, đáng tin được mấy phân”. Người bảo tin nhiều, kẻ bảo tin ít, cũng có người không tin. Nói thì hay đấy, nhưng hãy chờ xem với cương vị quyền cao, chức trọng, ông ấy sẽ làm được gì.
Ông kêu gọi trung thực quả cảm, nhưng nhiều người vì trung thực, quả cảm, đã bị bỏ tù oan khuất. Liệu ông có dám nhân danh Chủ tịch nước đi thăm hỏi những người ấy, ít nhất là thông báo việc ông sẵn sàng nhận đơn thư của họ khiếu nại bị oan sai và dùng quyền Chủ tịch nước trả tự do cho họ?
Trước đây, tác giả mời đối thoại, ông đã kiếm được cục vàng to (Im lặng là vàng!). Còn bây giờ?
Tác giả bình luận, lịch sử viết rằng, trước đây, sau khi lên ngôi, để tỏ lòng nhân từ, vua mới thường đi thăm những nhà tù, nơi giam giữ những người yếu thế nhất xã hội, giải oan cho những án oan sai. Tác giả mong ông làm được một vài việc như vậy, để làm chỗ dựa cho những lời nói hay. Nếu chỉ nói mà không làm được, thì khó tránh khỏi để lại vết nhơ trong lịch sử.
Cần nói thêm rằng, trong lịch sử của Đảng Cộng sản, Đảng đã nhiều lần sử dụng chiêu bài dụ dỗ cho người dân lên tiếng, phát biểu quan điểm, góp ý cho Đảng, rồi sau đó bắt giam, loại bỏ họ ra khỏi cộng đồng. Phong trào “Trăm hoa đua nở” là một cú lừa ngoạn mục, điển hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà hệ lụy của nó ở Việt Nam chính là phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Phong trào này đã khiến hàng chục văn nghệ sĩ, trí thức hàng đầu phải chịu hàm oan, như nhà thơ Trần Dần, Phùng Quán, luật sư Nguyễn Mạnh Tường… Nhiều người đã phải bỏ mình nơi rừng hoang nước độc.
Vậy nên, phát biểu của ông Thưởng đã khiến nhiều người nghi ngờ cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, như tác giả đã chỉ ra, ông còn từng phát biểu rất hay rồi phủi tay, vậy thì ai có thể tin ông được.
Quang Minh
>>> Thay vì che đậy, ông Hoàng Chí Bảo lại lột mặt nạ “Bác kính yêu”
>>> Chỉ mới “phóng” được 2%, VFS của ông Vượng đã xìu như “tàu lá rũ”!
>>> Từ bỏ thiên đường Bác xây, cầu thủ Công Phượng chạy sang xứ “Tư bản giãy”
>>> Novaland đối phó với chủ nợ nước ngoài trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng
Các dự án dầu khí kéo dài khiến nhà đầu tư muốn rút vốn