Hồi tháng 9 vừa qua, , Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán của FTSE Russell. Được biết, hiện nay, trên thế giới có 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường, bao gồm MSCI (Morgan Stanley Capital International), S&P Dow Jones (Standard & Poor’s), và FTSE Russell (Financial Times Stock Exchange).
Các tổ chức này đánh giá xếp hạng thị trường định kỳ hàng năm, và phân loại các thị trường chứng khoán theo 3 cấp độ. Đó là:
– Thị trường phát triển (Developed Market): Đây là thị trường hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư, bởi nó có đủ các điều kiện để phát triển thị trường và nền kinh tế, khả năng tiếp cận với dòng vốn đầu tư nước ngoài cao, quy mô và tính thanh khoản tốt.
– Thị trường mới nổi (Emerging Market): Xếp hạng cao hơn so với thị trường cận biên. Ở đoạn thị trường này, nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận lớn hơn với nguồn vốn nước ngoài, tính thanh khoản có sự cải tiến, mở rộng quy mô vốn hoá.
– Thị trường cận biên (Frontier Market): Đây là thị trường chứng khoán có chỉ số MSCI thấp nhất, đặc điểm của đoạn thị trường này là đang trong giai đoạn phát triển và mới tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Xếp hạng Thị trường Chứng khoán Việt Nam đang ở top thấp nhất, là Thị trường Cận biên (Frontier Market). Đã nhiều năm qua, Việt Nam cứ ngụp lặn ở vị trí thấp nhất này. Khi được nâng hạng thị trường chứng khoán, thì cơ hội thu hút đầu tư của tăng lên, đặc biệt là với các nguồn vốn ngoại.
Và đấy cũng là chỉ số được định lượng, để cho nhà đầu tư biết mức độ an toàn, khi họ muốn trút hầu bao, xuống tiền cho các thương vụ mua bán trên thị trường này. Nói chung, thứ hạng càng cao thì những kẻ lùa gà càng khó có cơ hội chen vào, và nhà đầu tư cũng ít rủi ro hơn.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng cho bắt ông trùm lùa gà trên thị trường chứng khoán Trịnh Văn Quyết, không thể giúp nâng hạng thị trường. Muốn lọc đi những chất bẩn thì phải lọc từ nguồn, không thể chỉ hớt vài cọng rác trên bề mặt là xong.
Để được nâng hạng, thì ông Phạm Minh Chính phải ra chính sách như thế nào để nâng điểm thị trường. Bắt đầu từ những tiêu chí do các tổ chức xếp hạng đưa ra, nếu đạt thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sạch hơn, đáng tin cậy hơn và an toàn hơn, cho nhà đầu tư.
Hiện nay, chúng tôi nhận được thông tin, có rất nhiều các “trùm lùa gà” đang hoạt động rất mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một trong những người có thể kể ra là đại gia Tuấn – Chủ tịch tập đoàn có tên tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt là “Tập đoàn Ánh Sáng Mặt Trời”. Hiện nay, vị đại gia này vẫn đang tiến hành lùa gà nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, theo cách tương tự Trịnh Văn Quyết, và lùa gà trên thị trường bất động sản. Đại gia này vẫn đang sống khỏe, mà chưa thấy bàn tay sắt của ông Tổng Bí thư sờ vào.
Việc bắt Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan vẫn chưa giải quyết được nạn thao túng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi ở đây, những đại gia thuộc diện “cá mè một lứa” như những vị đã bị bắt kia rất nhiều. Nếu ông Tổng tiếp tục ra tay mạnh, thì e là thị trường chứng khoán Việt Nam sụp đổ. Mà vì nương tay, nên phương thức hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa cải thiện.
Có nhận xét cho rằng, ông Phạm Minh Chính và ông Hồ Đức Phớc không phải là không cố gắng, mà đúng hơn là năng lực có hạn. Họ biết là các tổ chức đưa ra các tiêu chí rõ ràng, thế nhưng, họ làm mãi không xong. Dù cho Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Tài chính thì cũng không cách nào diệt trừ được hết những nhóm lợi ích móc nối từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đến các đại gia, để tạo kẽ hở cho “con lạc đà chui lọt lỗ kim”.
Tương tự, ông Tổng Bí thư cũng chỉ diệt được vài “trùm lùa gà” trên thị trường chứng khoán để gây tiếng vang, chứ chẳng thể thay đổi được gì. Dưới bàn tay quản lý của ông Phạm Minh Chính, những trùm lùa gà mới sẽ được sinh ra mà thôi.
Ý Nhi – Thoibao.de