Vì sao Trần Tuấn Anh vẫn ngạo nghễ ‘tự sướng’: Liệu có khả năng sẽ thoát truy tố?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kỳ họp lần thứ 34, ngày 20/12/2023, đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật đối với ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương. Có đồn đoán cho rằng, việc Trần Tuấn Anh bị bắt chỉ còn là vấn đề thời gian.

Dư luận bất ngờ khi thấy, ngày 9/1, ông Trần Tuấn Anh khẳng định, Ban Kinh tế và cá nhân ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Báo Dân Trí ngày 9/1, trong bản tin với tựa đề, “Ông Trần Tuấn Anh báo cáo kết quả hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương”.

Bản tin cho biết, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 vào chiều 9/1.

Ông Trần Tuấn Anh báo cáo và nhấn mạnh, Ban Kinh tế Trung ương đã phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 tới nay. Đồng thời, ông Trần Tuấn Anh khẳng định, Ban Kinh tế và bản thân ông “đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Điều đó hoàn toàn trái ngược với các thông tin lâu nay vẫn cho rằng, Ban Kinh tế Trung ương chỉ là cái kho để trung chuyển các lãnh đạo chờ kỷ luật. Chuyện cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành Hồ Đinh La Thăng bị điều về Ban này ít lâu, sau đó bị khởi tố bắt giam, là một ví dụ.

Cho nên, chuyện hơn một nửa nhiệm kỳ Đại hội 13, người ta nói, Trần Tuấn Anh gần như không làm việc, chỉ “ngồi chơi xơi nước”, là điều dễ hiểu. Đó là chưa kể tới việc, tại các kỳ bỏ phiếu tín nhiệm nội bộ của Ban Chấp hành Trung ương từ đầu nhiệm kỳ Khóa 13 đến nay, kết quả cho thấy, Trần Tuấn Anh luôn đội sổ về số phiếu tín nhiệm.

Trên mạng xã hội, liên quan tới việc ông Trần Tuấn Anh vẫn tiếp tục “tự sướng”, có nhiều ý kiến bình luận khác nhau.

Có ý kiến cho rằng, “Tuấn Anh vẫn rao giảng đạo đức cho đến phút cuối, cũng giống như Nguyễn Bắc Son lúc trước thôi”.

Nhưng cũng có ý kiến khẳng định, “gần đây, Tuấn Anh khoe với các chiến hữu thân cận rằng, đã lo xong vụ này và tốn kha khá”.

Kèm theo đó là các ý kiến cho rằng, “chưa có tiền lệ bắt con của “tứ trụ”, nên Trần Tuấn Anh có lẽ thoát, nhưng ông Trần Đức Lương mà mệnh hệ gì, thì chẳng ai dám đảm bảo Trần Tuấn Anh bình an vô sự”.

Trong khi, thời gian gần đây, liên tiếp 2 thứ trưởng Bộ Công thương, vốn là đàn em của Trần Tuấn Anh, là Đỗ Thắng Hải và Hoàng Quốc Vượng, bị Bộ Công an khởi tố bắt giam, liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng về quản lý điện lực, xăng dầu. Giới thạo tin tiết lộ, kẻ đứng sau “giật dây” Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), và là tổng chỉ huy nhóm lợi ích điện lực, không ai khác, chính là ông Trần Tuấn Anh.

Đó là chưa kể tới một số dự án mà Công ty Tiến bộ Quốc tế của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu ở Bộ Công thương, do Trần Tuấn Anh và các thuộc cấp tại Bộ Công thương gây ra.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, EVN “đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của nhà nước”, cho thấy, đã đến lúc Đảng không còn dung túng cho EVN nữa.

Theo nhà báo Mai Bá Kiếm, cựu phóng viên báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh, dự báo, nếu ông Trần Tuấn Anh bị cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016 – 2021, thì sẽ đi theo vết xe đổ của Vũ Huy Hoàng là điều “không thể tránh khỏi”.

Ngoài ra, Trần Tuấn Anh từng gây nóng dư luận, khi vào đầu năm 2019, đã đã điều xe công của Bộ Công thương ra tận chân cầu thang máy bay ở phi trường Nội Bài, Hà Nội, để đón vợ, theo cách thức đón lãnh đạo cao cấp. Nhưng không hiểu vì sao, việc này lại rơi vào im lặng suốt từ đó đến nay.

Công luận đặt câu hỏi, tại sao, những sai phạm trầm trọng của cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, là sai phạm mang tính hệ thống trong cả nhiệm kỳ Đại hội 12, không những không bị xử lý? Ngược lại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn đưa Trần Tuấn Anh vào danh sách nhân sự chủ chốt để cơ cấu vào Bộ Chính trị Đại hội 13, và giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương?

Trong khi nói về công tác nhân sự lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Trọng luôn khẳng định, “không đưa vào Ban Chấp hành Trung ương những phần tử cơ hội chính trị, có biểu hiện tham nhũng và lợi ích nhóm.”

Đó là lý do vì sao, đã từng có rất nhiều ý kiến đề nghị Tổng Bí thư làm rõ đối với nhân sự có tên Trần Tuấn Anh. Liệu ông Tuấn Anh có đủ tiêu chuẩn để trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, Trưởng ban Kinh tế Trung ương hay không?

Xin được nhắc lại, theo giới thạo tin, ông Trần Tuấn Anh đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức ưu ái. Bởi ông là con cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, một ân nhân, người đã giúp cho ông Trọng lá phiếu mang tính quyết định, để ông Trọng trở thành Tổng Bí thư nhiệm kỳ đầu tiên tại Đại hội Đảng khóa 11 (2011 – 2015).

Trà My – Thoibao.de

10.1.2024