Kể từ ngày 3/8, sau khi nắm giữ vị trí người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm cam kết sẽ tiến hành cải cách thể chế, để đưa đất nước vào “Kỷ nguyên mới”.
Tuy nhiên, gần đây, ông Tô Lâm đã đột ngột xoay chuyển sang chủ trương “tinh gọn bộ máy”, và coi đó là một trong những mục tiêu trọng tâm. Đồng thời, tuyên bố tiến hành cải cách thể chế để tiến vào “Kỷ nguyên mới” đã không thấy Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đến nữa.
Có ý kiến cho rằng, do ông Tô Lâm đã không nhận được sự ủng hộ của đa số lãnh đạo cấp cao trong Đảng. Kể cả việc sắp xếp “tinh gọn bộ máy” – một chủ trương ích nước lợi dân của ông Tô Lâm, cũng rất khó để có thể thành công.
Cũng theo ý kiến trên, đa số lãnh đạo cấp cao Việt Nam có đồng quan điểm rằng, Đại tướng Tô Lâm không đủ tư cách đạo đức, và phẩm chất để giữ trọng trách Tổng Bí thư. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm đạt số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất, trong phiên bỏ phiếu tín nhiệm đối với 6 ủy viên Bộ Chính trị do Quốc hội phê chuẩn, vào tháng 10/2023, đã chứng minh điều đó.
Kể từ cuối năm 2023, khi ông Tô Lâm bắt đầu tiếm quyền trong Đảng, cho đến khi đã trở thành Tổng Bí thư; để củng cố quyền lực, ông Tô Lâm đã không ngần ngại chà đạp lên những nguyên tắc và quy định trong Điều lệ Đảng.
Việc ông Tô Lâm liên tiếp bổ nhiệm các đồng hương Hưng Yên, cũng như những nhân sự thân quen vào các vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng và Chính quyền, đã cho thấy, ông đang ráo riết mở rộng, và xây dựng một mạng lưới quyền lực, dựa trên quan hệ cá nhân.
Việc đưa Lương Tam Quang lên chức Bộ trưởng Bộ Công an, sau đó nhanh chóng đưa vào Bộ Chính Trị, cũng như phong quân hàm Đại tướng trước niên hạn cho ông này, hay việc bổ nhiệm Chánh Văn Phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc vào Ban Bí Thư khi chưa là Ủy viên Bộ Chính trị, là những ví dụ.
Đây là lý do, đa số các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ ra hết sức bất bình. Đồng thời, cũng là một trong nhưng lý do, tại Hội nghị Trung ương bất thường ngày 25/11 vừa qua, theo tin rò rỉ từ nội bộ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một danh sách bầu bổ sung các ghế ủy viên Bộ Chính trị còn bỏ trống, nhưng không được Trung ương chấp thuận.
Mới nhất, theo tin đồn đoán, ông Tô Lâm vẫn “cố đấm ăn xôi”, tiếp tục chuẩn bị kế hoạch để đưa Chánh Văn Phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc về làm Bí Thư thành ủy Hà Nội, để tìm cách chui vào Bộ Chính trị khi chưa đủ điều kiện.
Có nhận định cho rằng, giữa cảnh “vô thiên, vô pháp” của Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh kéo dài trong thời gian qua, phe tướng lĩnh quân đội đã bỏ qua các mâu thuẫn tồn tại bấy lâu nay, để thắt chặt sự đoàn kết trong Bộ Quốc phòng.
Với đặc thù “bất khả xâm phạm” của Bộ Quốc phòng, quân đội có ưu thế được có hệ thống tư pháp riêng, đặc biệt, với hệ thống tình báo của Tổng cục 2 – Tình báo Quân đội. Đó là lý do được cho là, Tổng Bí thư Tô Lâm với vai trò là Bí thư Quân Ủy Trung ương, nhưng mãi cho đến nay vẫn chưa thực sự kiểm soát được được phe quân đội.
Điều quan trọng hơn, Chủ tịch nước Lương Cường với sự ủng hộ triệt để từ Bắc Kinh, đang trở thành chỗ dựa cho các phe phái “chống” Tô Lâm trong Đảng. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, phe quân đội đã nhanh chóng nổi lên, và trở thành một thế lực đối trọng với phe Hưng Yên của ông Tô Lâm.
Đó cũng là lý do được cho là, công cuộc cải cách thể chế của ông Tô Lâm đã nhanh chóng phải khép lại. Đồng thời, Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh từ nay đến Đại hội Đảng 14 cũng phải hết sức cẩn trọng.
Trà My – Thoibao.de