Sau 5 tháng đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư, trên mạng xã hội đã có rất nhiều ý kiến tỏ ra thất vọng đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm. Theo đó, có thể thấy uy tín của ông Tô Lâm đã gặp nhiều thách thức và suy giảm nhanh chóng đáng kể.
Chủ trương tinh giản bộ máy hành chính của ông Tô Lâm, mặc dù nhằm mục tiêu cải cách, được dư luận hết sức hoan nghênh, Nhưng vẫn gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, cũng như các cán bộ, đảng viên khác trong bộ máy nhà nước bị ảnh hưởng về quyền lợi.
Việc ban hành các chỉ thị quá nhanh chóng, mang tính mệnh lệnh nhưng thiếu sự tính toán khoa học, của Tổng Bí thư Tô Lâm là một ví dụ. Như việc ông Tô Lâm quyết định yêu cầu kể từ ngày 1/12/2024, ngay lập tức dừng tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức cho đến khi hoàn thành sắp xếp bộ máy theo định hướng của Trung ương. Từ đó đã gây nên sự lo lắng đối với hàng chục ngàn gia đình cán bộ, đảng viên là công chức, viên chức… đã, và đang chi tiền chạy chức, mua ghế nhưng đột ngột bị dừng lại.
Trên mạng xã hội, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nhiều người phải bán cửa bán nhà, đi vay nợ để lấy tiền chạy chỗ, mua chức. Nhưng giờ đây, kể cả kẻ mua và người bán đều rơi vào tình cảnh nợ nần. Nhiều người nhận tiền chạy chức, đã chi cho kẻ bán một phần, nay không biết phải làm sao? Đây, được cho là một quyết định thiếu tính toán, và sai lầm rất nghiêm trọng của Tổng Bí thư.
Điều đó đã gây ra sự bất bình, và chống đối trong một bộ phận lớn đảng viên trong bộ máy Đảng và Nhà nước hiện nay, ngày càng góp phần làm suy yếu vị thế chính trị của ông Tô Lâm trong Đảng.
Với 2 lần liên tiếp trong vòng 1 tháng, nhưng ý chí của Tổng Bí thư Tô Lâm trong việc bầu bổ sung 2 ủy viên Bộ Chính trị, cũng như nỗ lực giữ lại Ban Kinh tế Trung ương đã bất thành.
Qua đó, có thể thấy rằng uy tín của ông Tô Lâm đã giảm sút đáng kể trong 5 tháng qua, và đang đối mặt với nhiều thách thức từ nội bộ Đảng, các phe phái, và dư luận.
Ngoài ra, việc Tổng Bí thư Tô Lâm đã đồng thuận với chủ trương ban hành Nghị định 168, về việc tăng mức phạt đối với vi phạm luật giao thông. Điều đó đã gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong dư luận.
Công luận cho rằng, Nghị định 168 mang tính “khắc nghiệt” và nhằm mục tiêu tận thu có lợi cho ngành Công an, để có thể tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền trong lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo giới chuyên gia, việc ban hành Nghị định 168 có thể nhằm củng cố quyền lực và lợi ích của ngành Công an và Tổng Bí thư Tô Lâm một lãnh đạo xuất thân từ Bộ Công an.
Những điều vừa kể đã cho thấy, trái ngược với sự ủng hộ “nhiệt thành” cách đây 5 tháng của đại đa số công chúng, kể cả một bộ phận không nhỏ giới trí thức người Việt ở trong và ngoài nước, cho đến nay, đa số dân chúng đã “quay xe” khi nhận xét rằng, ông Tô Lâm không những chỉ thiếu “tâm”, mà còn thiếu cả “tầm” để lãnh sứ mệnh đưa đất nước vào “Kỷ nguyên mới”.
Nghĩa là, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ không thể tiến hành một cuộc cải cách về thể chế, để đưa Việt Nam phát triển theo xu hướng tiến bộ của văn minh nhân loại, theo những cam kết của ông Tô Lâm.
Có những so sánh về tài năng đức độ của Tổng Bí thư Tô Lâm và người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, cố Tổng Bí thư Trọng – người nắm ghế người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam gần 3 nhiệm kỳ, nhưng không hề vấp phải sự chống đối quyết liệt mang tính “một mất, một còn” như ông Tô Lâm hiện nay.
Thậm chí, lượng đảng viên chống ông Tô Lâm hiện nay được cho là nhiều hơn cả 13 năm cố Tổng Bí thư Trọng cộng lại.
Trà My – Thoibao.de