Link Video: https://youtu.be/pjl_DNGkFSE
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) cho biết ngày càng nhiều nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam đang xem xét chuyển các dự án sang nơi khác nếu các hạn chế về chống dịch COVID-19 của đất nước cứ tiếp tục dây dưa.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam: “Những gì các thành viên của chúng tôi cần bây giờ là một lộ trình rõ ràng cho các biện pháp hiện tại này, một lộ trình giải quyết các rào cản đối với hoạt động thương mại của họ và cung cấp cho họ một con đường có thể dự đoán được để lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh.”
Trong cuộc gặp trực tuyến kéo dài 4 giờ đồng hồ giữa lãnh đạo EuroCham, các đại sứ châu Âu và Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng giới lãnh đạo địa phương hôm 9/9, ông Cany nói: “Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực.”
Đáp lại, Thủ tướng Chính nói rằng “đây chỉ là khó khăn nhất thời”, và trấn an rằng “Việt Nam luôn tạo điều kiện và đồng hành để các doanh nghiệp EU đầu tư, kinh doanh thuận lợi.”
Ông Erwin Debaere, Tổng thư ký EuroCham, Giám đốc Tài chính Công ty Perfetti Van Melle Việt Nam, được trang VNExpress dẫn lời khi nêu kiến nghị trong cuộc họp với Thủ tướng Chính: “Đề nghị Chính phủ sửa cho mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” đang khiến hầu hết doanh nghiệp khó khăn.” Lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho rằng việc chính quyền yêu cầu tổ chức “ăn, ở, ngủ” tại chỗ khiến họ mất thêm rất nhiều chi phí, và xem đó là gánh nặng lớn.
Có tới 18% số doanh nghiệp được hỏi trong cuộc khảo sát tháng 9 của Eurocham cho biết họ đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước khác và 16% đang cân nhắc các lựa chọn của họ.
Đây là kết quả khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) trong thời gian phong toả, giãn cách xã hội được EuroCham Vietnam tiến hành với 2.000 doanh nghiệp thành viên, trong đó chỉ số BCI đạt 15,2 điểm, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Kết quả khảo sát này được công bố cùng lúc diễn ra cuộc gặp giữa EuroCham và Thủ tướng Chính.
Ông Cany nói: “Đây chủ yếu là chuyển các đơn đặt hàng và là quyết định tạm thời của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu việc giãn cách xã hội vẫn tiếp tục kéo dài tại các địa phương thêm 2-3 tháng nữa hoặc lâu hơn, cùng với thiếu vaccine tiêm cho người lao động, chuỗi cung ứng đứt đoạn và dịch bệnh không được kiểm soát…, việc có doanh nghiệp nước ngoài rời đi “hoàn toàn có thể xảy ra.”
Gần 80% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam có kết quả kinh doanh không tốt 3 tháng qua, trong đó 29% nói “rất tệ” do giãn cách kéo dài, theo kết quả khảo sát BCI do EuroCham công bố.
Từ trước đến nay, các ngành sản xuất, đặc biệt là điện tử, hàng may mặc và giày dép cho các thương hiệu lớn trên toàn cầu, là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và là nguồn cung cấp hàng triệu việc làm.
Các doanh nghiệp châu Âu kêu gọi các nhà chức trách đẩy nhanh việc tiêm phòng, đảm bảo hàng hóa lưu thông tự do, dễ dàng di chuyển của người lao động và xúc tiến các quy trình để các nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp đã được tiêm phòng vào nước này.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất châu Á, với chỉ 4,3% trong tổng số 98 triệu dân được tiêm chủng, theo Reuters.
Về chính sách nhập cảnh của chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cho rằng hiện giấy phép lao động của chuyên gia nước ngoài theo Nghị định 152 đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp EU tại Việt Nam đề nghị Chính phủ có chính sách cởi mở hơn với chuyên gia nước ngoài đã tiêm đủ 2 liều vaccine khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Trang Thời báo Kinh tế Sài gòn dẫn lời ông Cany nói: “Một trong những vấn đề cấp bách nhất bây giờ là cần có hộ chiếu vaccine điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do cho những người đã được tiêm chủng trong và ngoài nước. Chúng tôi cố gắng đàm phán, mua vaccine để đem về Việt Nam nhưng thực sự khó khi các hãng chỉ bán qua Chính phủ, doanh nghiệp tư nhân không thể mua được.”
Ông nói trong bài phát biểu được trang EuroCham đăng tải: “Nên có một quy trình nhanh chóng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia và gia đình của họ trở về.
Các thủ tục hiện tại vừa tốn thời gian vừa nặng nề. Nó cũng có thấy cho một rào cản đáng kể đối với các hoạt động thương mại và đầu tư, vốn sẽ rất cần thiết cho việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.”
Đài VTV dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: “Chính phủ đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, thành lập Tổ công tác đặc biệt để xử lý vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp,” đồng thời cho biết rằng đang “chỉ đạo xây dựng lộ trình thích ứng an toàn với dịch bệnh trong mọi điều kiện.”
Doanh nghiệp Việt nam đang kiệt sức, cạn tiền.
Đại họa này còn đáng sợ hơn và đang sầm sập kéo tới. Báo chí Việt nam hôm 8-9 đưa số liệu thống kê như sau:
Trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát, có gần 70% đã đóng cửa do chuỗi cung ứng đứt gãy. Số này đóng tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Hơn 21% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng các yêu cầu phòng dịch.
Dòng tiền được ví là máu của doanh nghiệp, nhưng kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đang thiếu “máu“. 40% đơn vị tạm dừng kinh doanh chỉ đủ tiền duy trì hoạt động dưới 1 tháng. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với doanh nghiệp đang cố duy trì hoạt động.
Hộ kinh doanh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, với 45% cho biết có dòng tiền duy trì dưới 1 tháng. Tỷ lệ này ở công ty TNHH, cổ phần là 39,5%; doanh nghiệp Nhà nước 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23,5%.
Tháng 9 là thời điểm có tính chất quyết định để cứu nguy cho số doanh nghiệp này.
“Mỗi địa phương hãy là một pháo đài chống dịch thôi, đừng chĩa nòng pháo vào doanh nghiệp sản xuất. Nhưng tôi cảm giác như lãnh đạo tỉnh “thà bị kiểm điểm vì sản xuất đình trệ còn hơn là phải chịu trách nhiệm nếu dịch tại địa phương bung, nên nhiều khi pháo đài chĩa thẳng vào doanh nghiệp”.
Một chuyên gia kinh tế, từng nhiều năm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, rất có kinh nghiệm về chuỗi sản xuất, làm ăn với nhiều đối tác trong và ngoài nước, đã thốt lên như vậy hôm 11-9 khi báo Thanh niên hỏi về việc làm sao để duy trì sản xuất trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều đơn hàng bị thu hồi
Ông nói: “Quả thật tôi không hiểu, vì sao Chính phủ chỉ đạo rất nhiều không để đứt gãy sản xuất, lưu thông mà đợt dịch nào cũng có vài địa phương bị các bộ ngành nêu đích danh ngăn sông cấm chợ. Hình như, có lãnh đạo địa phương loay hoay không biết phải làm sao, nhưng có lẽ cũng có nhiều lãnh đạo phân vân lựa chọn giữa trách nhiệm trong phòng chống dịch và trách nhiệm trong duy trì sản xuất. Có lẽ chỉ còn cách lý giải như vậy may ra mới hợp lý!”.
Đó cũng là tâm trạng mà ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, chia sẻ vào cuối tuần rồi. Giọng ông Giang thấy rõ sự mệt mỏi, chứ không còn quyết liệt, bức xúc khi nói về các vướng mắc của doanh nghiệp như cách đây 1 tháng.
“Lý do là vì đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng không còn là nguy cơ nữa mà đã là sự thật. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở phía nam đã dừng sản xuất. Câu chuyện một hãng thời trang lớn có nhà máy ở miền Nam không kịp giao áo đấu cho câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng thế giới là hoàn toàn thật.
Các nhãn hàng lớn đã bắt đầu rút đơn hàng, và trong số đó không ít là để chuyển cho ông hàng xóm, vì họ đã gần như phục hồi sản xuất”, ông Giang nói.
Ông Giang kể nếu như cách đây vài ba năm về trước, ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia công đoạn cuối trong chuỗi sản xuất toàn cầu của ngành may mặc là gia công thành phẩm rồi bàn giao cho nhãn hàng, thì giờ đây mọi việc đã thay đổi rất nhiều.
Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào khâu thiết kế, sáng tạo để cùng chào mẫu cho nhãn hàng. Nhờ đó, khi được nhãn hàng chọn mẫu và giao lại để sản xuất thì giá trị thu về trong chuỗi được nâng lên rất nhiều.
“Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với rủi ro, khó khăn nhiều hơn nếu chỉ làm gia công, nhất là trong tình hình hiện tại, bởi vì tính thời vụ rất ngắn. Ví dụ bây giờ đáng ra phải sản xuất để kịp giao hàng theo mode thu đông, nhưng tình hình này thì không còn kịp, mà không kịp là lỗi mode, thì đóng nguyên liệu đã nhập về nguy cơ phải bỏ chứ chưa chắc phù hợp với sản phẩm cho mùa xuân hay mùa hè sang năm”, ông Giang phân tích, và nói thêm đó là lý do khiến nhiều doanh nghiệp bị đối tác huỷ đơn hàng, để nhãn hàng chuyển sang cho các đối thủ khác.
“Sản phẩm từ khu thiết kế không ra được xưởng thêu, không xuống được nhà máy. Rất nhiều doanh nghiệp ở Long An, Tiền Giang có người người lao động, nhất là lao động ở khâu sáng tạo, quản lý là người TP.HCM, mà việc đi lại giữa các pháo đài giờ rất khó. Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian dài thực hiện 3 tại chỗ đã phải dừng hẳn, không chỉ là chuyện vì chi phí cao mà vì thiếu lao động. Một dây chuyền 40-50 người mà giờ chỉ còn 25-30 thì làm sao chạy được. Cho nên hiện nay, chỉ còn các doanh nghiệp phía bắc mới hoạt động được thôi”, ông Giang than thở.
“Các khách hàng đã không còn tin tưởng vào sự an toàn của thị trường Việt Nam nữa. Họ đã thông báo cho chúng tôi là nếu đến 20/9/2021, công ty không mở cửa trở lại thì họ đành phải chuyển đơn hàng sang thị trường khác. Và như vậy, doanh nghiệp sẽ mất luôn khách hàng, không còn đơn hàng để sản xuất cho mùa cuối năm 2021 và năm 2022”- lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may chua xót cho hay.
Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: “Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất”
>>> Phụ nữ Việt qua Ả Rập Xê Út: lao động xuất khẩu hay nạn nhân buôn người?
>>> Bí thư Hà Nội – Đinh Tiến Dũng “bị tấn công”, ai đã ra đòn?
Bị hạ sát, nhưng 6 năm sau Phùng Quang Thanh mới gục?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT