Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời Mỹ và chính thức thăm Ba Lan, nước láng giềng của Ucraina.
Tổng thống của cường quốc số một thế giới thăm một nước vừa là láng giềng vừa ủng hộ Ucraina thì đây là một dấu hiệu cho thấy, Mỹ đang ngày một cứng rắn hơn với hành động xâm lược của Nga. Mỹ là cường quốc quân sự số một thế giới, còn Nga là cường quốc quân sự số hai thế giới, chính vì thế, nước cờ của các đời tổng thống Mỹ trước nước Nga luôn là nước cờ cẩn trọng. Vì thế từng lời nói của tổng thống Mỹ trước báo chí như là nhất ngôn cửu đỉnh “tứ mã nan truy”. Lời nói này luôn được báo chí khai thác và chuyên gia phân tích rất kỹ.
Vào ngày thứ bảy, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ở Ba Lan rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin “không thể tiếp tục nắm quyền”. Thật sự đây là một phát biểu gây sốc. Còn nhớ trước đây, ông Biden cũng đã ông cũng gọi ông Putin là “đồ tể,” là một sự leo thang rõ rệt trong đối sách của Mỹ đối với Moscow về cuộc xâm lược Ukraine. Phát biểu này được cho ra quá cứng rắn, cứng rắn đến người nhiều người dù có lạc quan mấy cũng không thể nghĩ ra. Tuy Mỹ là cường quốc quân sự số một thế giới, nhưng số đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí thì Nga mới là số một. Một câu nói cứng rắn như thế này thì có thể nói, tổng thống Biden đang đùa với lửa chứ không đơn giản.
Tại Lâu đài Hoàng gia Warsaw, ông Biden có nhắc lại bốn thập niên sau Bức màn Sắt của Ba Lan trong nỗ lực nhằm thuyết phục các nền dân chủ trên thế giới phải khẩn cấp đối đầu với một nước Nga chuyên quyền đe dọa an ninh và tự do toàn cầu. Ông Biden nói: “Vì Chúa, kẻ này không thể tiếp tục nắm quyền,” ông Biden nói trước một đám đông ở thủ đô Warsaw sau khi lên án cuộc chiến kéo dài một tháng của ông Putin ở Ukraine.”
Tổng thống Joe Biden đã gọi cuộc chiến chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin là một “trận chiến mới vì tự do,” ông Biden nói rằng khao khát “quyền lực tuyệt đối” của ông Putin là một thất bại chiến lược đối với Nga và là thách thức trực tiếp đối với nền hòa bình Châu Âu vốn đã ngự trị kể từ Thế chiến thứ hai.
Thực tế, Phương Tây vẫn rất e dè trước sự hung hăng của Putin. NATO là một khối gồm nhiều nước, tuy nhiên quyền lực nhất trong khối vẫn là Hoa Kỳ. Vì thế một khi Hoa Kỳ mạnh miệng thì đó cũng là liều doping tinh thần cho Phương Tây. Đến giờ, Phương Tây vẫn còn đang ngán ngại nước Nga của Putin. Ngại vì tiềm lực quân sự Nga mà và đồng thời ngại vì Nga đang cung cấp năng lượng cho họ.
Ông Biden đọc bài diễn văn tại Ba Lan sau ba ngày hội họp ở châu Âu với G7, Hội đồng Châu Âu và các đồng minh NATO, và diễn ra gần ngay thời điểm tên lửa dội xuống thành phố Lviv ở miền tây Ukraine, chỉ cách biên giới Ba Lan 60 km. Nghĩa là bài diễn văn này có phần nào đó đã thông qu sự nhất trí của khối EU và NATO.
Câu hỏi đặt ra là, liệu lời tuyên bố của ông Biden là do nhầm lẫn hay chủ ý?
Ngày 27-3, một quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng rằng “Quan điểm của Tổng thống là Putin không được phép thực thi quyền lực đối với các nước láng giềng hoặc khu vực. Ông ấy không nói về quyền lực của Putin ở Nga, hay sự thay đổi chế độ”. Nhiều người đang phân vân rằng, liệu đây là sự đính chính hay là một lời nói mang tính chất hạ nhiệt lời phát biểu gây sốc của tổng thống Joe Biden?
Thực tế, tổng thống Joe Biden đã gần 80 tuổi, nếu ông nói nhầm thì khả năng này cũng rất có thể. Tuy nhiên nếu xâu chuỗi lại thì trước đó ông Biden đã từng gọi Putin là “đồ tể”, nghĩa là trong câu nói của ông có thể là chủ đích chứ chưa hẳn là nói nhầm.
Thực tế, để xác quyết lời nói này là nhầm lẫn hay cố ý thì chỉ có thể quan sát các bước đi tiếp theo của Mỹ đối với tình hình chiến sự ở Ucraina. Nước Mỹ rất khôn ngoan, ắt hẳn họ sẽ không làm gì nếu họ rước sự thiệt hại nặng vào thân. Rất có thể những ngày tới, Mỹ, EU, NATO sẽ thực hiện những bước đi cứng rắn hơn nữa để đối phó sự điên cuồng của Putin. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhân dân Ucraina phải vững vàng chiến đấu làm thất bại âm mưu của Putin trước đã. Sự cứng rắn của Mỹ và Phương Tây sẽ thực hiện khi Putin tỏ ra điên cuồng hơn nữa, còn nếu Putin không cho leo thang chiến tranh thì có lẽ Mỹ và EU chỉ giúp quốc gia này một cách âm thầm.
Động viên nhân dân Ba Lan là nước cờ cao tay của Biden
Trong bài diễn văn, tổng thống Biden nói rằng: “Sự phản kháng anh dũng của họ là một phần của cuộc chiến lớn hơn cho các nguyên tắc dân chủ thiết yếu đoàn kết tất cả những người tự do,” ông Biden động viên rằng. “Chúng tôi sát cánh với các bạn. Chấm hết.”
Ba Lan từng nằm dưới nền cai trị cộng sản trong bốn thập niên cho đến năm 1989 và từng là thành viên của liên minh an ninh Khối Warsaw do Moscow đứng đầu. Hiện Ba Lan là thành viên của Liên minh Châu Âu và NATO. Nghĩa là Ba Lan đã thoát Nga và gia nhập vào Phương Tây văn minh hơn, giàu có hơn và quan trọng nhất, đất nước Ba Lan có nhièu lợi ích hơn là những mất mát vì bị kìm hãm như thời nằm dưới gót giày của Moscow thời Chiến Tranh Lạnh.
Phát biểu trước một đám đông cầm cờ Mỹ, Ba Lan và Ukraine, ông Biden nói phương Tây đang hành động trong sự đồng thuận vì “sự nghiêm trọng của mối đe dọa” đối với hòa bình toàn cầu.”Trận chiến vì dân chủ không thể kết thúc và đã không kết thúc với khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt,” ông Biden nói. “Trong 30 năm qua, các thế lực chuyên quyền đã hồi sinh trên toàn cầu.”
Trước đó trong ngày, ông Biden ghé qua dự một cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Ukraine và đưa ra thêm những cam kết về an ninh trong việc phát triển hợp tác quốc phòng, theo bộ trưởng ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba.
Biết động viên sức mạnh dân tộc của chính dân Ucraina thì đây là nước đi cực kỳ khôn ngoan. Nó làm cho nước Nga muốn đổ tội cho Hoa Kỳ cũng không được bởi trụ cột ở cuộc chiến này chính là người dân Ucraina. Rất có thể, việt phát biểu mạnh miệng của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là cách để người đứng đầu nước Mỹ lên dây cót tinh thần cho cuộc chiến làm thất bại âm mưu đen tối của Putin. Còn Mỹ có trực tiếp tham chiến tại Ukraine hay không thì đó là dấu hỏi to tướng, bởi Mỹ công khai đưa quân đối đầu với Nga thì sẽ là một bước đi thiếu khôn ngoan./.
Nguyễn Hùng- Thoibao.de