Link Video: https://youtu.be/DpNkaLw0BAs
Như thoibao.de đã nói về Bộ Quốc Phòng Việt Nam, hiện nay bộ này là bộ duy nhất có đến 2 ủy viên Bộ Chính Trị, điều này rất hiếm xảy ra trong lịch sử chính quyền Cộng sản. 2 Ủy viên Bộ Chính Trị được ví như hai hổ được nhốt chung một chuồng vậy, việc chiến nhau là điều không thể tránh khỏi.
Theo như chúng tôi được biết, từ khi Phan Văn Giang lên nắm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Lương Cường vẫn bị đì lại ghế chủ nhiệm Tổng cục chính trị dưới tay Phan Văn Giang thì Lương Cường đã cố vùng vẫy. Hiện nay người có thể thay đổi cục diện trong Bộ Quốc Phòng chính là Trung ướng, Phạm Ngọc Hùng, Tổng Cục trưởng tổng cục tình báo Quân đội, hay còn gọi là Tổng Cục 2. Bằng mọi giá Lương Cường phải giữ chức cho ông trung tướng này để ông Cường có thêm một trợ thủ nhằm chiến với Phan Văn Giang.
Theo hồ sơ cán bộ, ông Phạm Ngọc Hùng sinh ngày 3/9/1959 nhưng hồ sơ Đảng tịch của ông Hùng là 3/9/1956. Ông Hùng không phải ủy viên trung ương Đảng nên theo quy định của luật sỹ quan quân đội, ông Hùng phải nghỉ hưu từ sau ngày sinh nhật 60 tuổi tức ngày 3.9.2019. Nhưng ông đã được kéo dài thêm 2 năm đến 3/9/2021.
Tuy nhiên, sau ngày 3/9/2021, ông Hùng vẫn làm việc. Từ ngày 4/9/2021 tới nay, ông Hùng làm việc một cách bất hợp pháp bởi không có quyết định nào cho phép ông Hùng kéo dài tới hôm nay. Không những vậy, ông vận động để tiếp tục kéo dài thêm. Ông Lương Cường ủng hộ ông Hùng bởi ông Cường ý thức được sức mạnh của ông Hùng và tin rằng ông Hùng có thể khống chế được Bộ trưởng Phan Văn Giang và Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương.
Ông Hùng đã gặp gỡ và bằng các thủ đoạn, ông đang ép Thường vụ Quân ủy trình phương án cho ông được kéo dài và có tới 80% thành công. Việc kéo dài thêm thời gian làm việc của ông Hùng chỉ có thể lý giải bởi 2 điểm: thứ nhất là ông tiếp tục ở lại để bảo vệ những vấn đề mà ông có trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra liên quan đến tài chính hoạt động nghiệp vụ và mua sắm trang thiết bị, vũ khí lên tới nhiều ngàn tỷ. Thứ 2 là việc tiếp tục ở lại để có thể truyền lại quyền lực cho nhóm thân cận và con trai ông Hùng trong tương lai.
Nếu chỉ cần ở lại thêm một năm nữa thì cán bộ quy hoạch chức danh Tổng cục trưởng kế cận sẽ không còn đủ tuổi và đương nhiên nhóm cán bộ thân cận sẽ là lớp cán bộ thay thế. Ba người được cho là nhóm cán bộ thân cận đều sinh năm 1975, hiện vẫn mang quân hàm đại tá nên chưa thể thay thế ngay được gồm Đại tá Tuấn, vừa được bổ nhiệm từ Cục trưởng 78 làm Tổng cục phó (vị trí này vừa mới xin thêm Quân ủy). Đại tá Nghĩa, cục trưởng Cục tình báo Miền Trung và Đại tá Hưng, Cục trưởng cục T1. Sau lớp cán bộ này thì đến lượt con trai ông Hùng là Phạm Ngọc
Cường, sinh năm 1987. Cường là tổ trưởng ở Đài Loan mới về nước và bổ nhiệm là phó phòng thuộc Cục tình báo Miền Bắc năm 2021. Sau chưa tới 1 năm lại vừa được bổ nhiệm làm trưởng phòng của cục này. Theo kế hoạch quy hoạch cán bộ, Cường sẽ lên Cục phó năm 2023 và Cục trưởng năm 2025.
Đại tá Hưng và Đại tá Nghĩa từng là thư ký của ông Hùng nên nằm trong kế hoạch của ông Hùng. Đại tá Tuấn (còn gọi là Tuấn Rôm) là cục trưởng 78 là nơi giữ các nguồn quỹ của Chính phủ phục vụ công tác nghiệp vụ. Ngoài ra, còn Cục phó Linh (Linh gốc Huế), thuộc Cục Miền Trung, có bố là bạn với ông Hùng, dù còn đang phải học bổ túc kiến thức nhưng đang được ông Hùng đưa ra làm cục trưởng một cục ngoài Hà Nội.
Với 2 lý giải trên, có thể thấy, việc ông Hùng cố tình muốn kéo dài mà không chịu nghỉ hưu cho thấy, ông cần ở lại đểtự bảo vệ mình và ông còn dìu dắt đàn em, đệ tử để duy trì quyền lực đến ít nhất năm 2047.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trùm mật vụ không ngai Nguyễn Thị Thanh Nhàn, hai tầng bảo vệ thánh thức ông Tổng.
>>> Nguyễn Hòa Bình âm thầm sang Đức dẫm “bãi thối” cho Tô Lâm để lại?
>>> Lê Khả Phiêu, ông tổ nặn ra Phạm Minh Chính ngày nay. Nhiều bí mật lần lượt sáng tỏ.
Nguyễn Thanh Nghị xuất kích, quyết “lấy số má” với cánh phía Bắc?