Link Video: https://youtu.be/a4FdBmhKHEs
RFA Tiếng Việt ngày 17/3 loan tin, “ba quản lý cấp cao của VinFast nghỉ việc” vì những lý do khác nhau.
Sự kiện này dường như tiếp tục xác nhận rằng, VinFast thực sự đang rất bế tắc và vô vọng như cư dân mạng vẫn đang đồn đoán lâu nay.
Cụ thể, RFA cho biết, Hãng xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 17/3 ra thông báo cho biết, ba lãnh đạo cấp cao phụ trách bán hàng, marketing và phục vụ khách hàng vừa nghỉ việc.
Reuters dẫn thông báo của VinFast cho biết, ông Gareth Dunsmore, Phó Giám đốc phụ trách bán hàng và marketing toàn cầu của hãng đã nghỉ việc, vì “lý do cá nhân và hãng tôn trọng quyết định này”. Hai lãnh đạo khác ở thị trường Mỹ là ông Gregh Tebbutt, Trưởng ban marketing, và ông Craig Westbrook, Trưởng ban phục vụ khách hàng. Cả hai người này đều nghỉ vì “những thay đổi trong mô hình quản lý và các yêu cầu kinh doanh cụ thể”.
Theo RFA, thông tin về ba quản lý cấp cao của VinFast nghỉ việc xuất hiện vào lúc VinFast đang trong giai đoạn bắt đầu thâm nhập thị trường Bắc Mỹ.
RFA nhận xét, VinFast hiện đang đối mặt với những thách thức không nhỏ tại thị trường Mỹ, khi hãng xe điện nổi tiếng đã có mặt nhiều năm ở Mỹ là Tesla liên tục cắt giảm giá xe của mình trong thời gian qua. Trong khi đó, các hãng xe điện mới khác ở Mỹ như Lucid, Rivian và Nikola cũng đang phải đối mặt với tình trạng đơn hàng thấp, lãi suất cao và sự cạnh tranh khốc liệt.
RFA cũng nhắc lại việc vào hồi tháng hai vừa qua, VinFast tuyên bố hợp nhất hoạt động của hãng tại Canada và Mỹ, đồng thời cắt giảm khoảng 80 người, trong đó có phụ trách tài chính thị trường Mỹ là ông Rodney Haynes. Hồi tháng sáu năm ngoái, VinFast cũng chấm dứt hợp đồng với một phụ trách bán hàng toàn cầu khác là Emmanuel Brett. Ba lãnh đạo cấp cao khác của hãng cũng rời đi trong thời gian này. Huy Chieu, một cựu kỹ sư tại General Motor và gia nhập VinFast vào tháng 11/2021, phụ trách mảng phát triển sản phẩm xe điện, cũng xin nghỉ việc vào tháng 12 năm ngoái trước khi các xe điện đầu tiên của hãng đến Mỹ.
Từ giữa năm 2022, dường như VinFast và cả công ty mẹ – Tập đoàn VinGroup – đã gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường bất động sản Việt Nam đóng băng. Họa vô đơn chí, cùng một lúc, hoàng hóa của Vin không những không bán được mà còn bị khách hàng phản đối khắp nơi.
Những khách hàng của Vinpearl từ Đà Nẵng và Nha Trang lặn lội ra tận Hà Nội để phản đối việc Tập đoàn này không trả sổ hồng nhà cho họ. Những khách hàng ở Phú Quốc thì tập trung biểu tình phản đối Vin tận thu các khoản phí vô lý, chặn đường đi vào nhà của họ…
VinFast thì chi tiền khủng để quảng cáo rầm rộ nhưng lại phản tác dụng. Càng quảng cáo thì lại càng bị tố gian trá, từ việc chất lượng xe quá tệ, không đúng với quảng cáo, đến việc hối lộ cho phóng viên Mỹ… thật thảm hại.
Dù Vin cố gắng khơi gợi lòng yêu nước để thu hút khách hàng, nhưng với thực tế những tình huống nguy hiểm và bực bội mà xe VinFast đem lại, thì cũng không thể che dấu được xự xảo trá của Vin.
Có lẽ đầu tư vào ô tô là sai lầm lớn nhất của ông Vượng, vì lỗi kỹ thuật nó hiển hiện quá rõ ràng, không cách gì che dấu nổi. Đặc biệt là với một thị trường vừa khó tính, vừa tự do như thị trường Mỹ thì ông Vượng đã nhanh chóng trở thành hoàng đế cởi truồng.
Trong khi đó, đầu tư vào bất động sản qua hệ thống Vinhomes, Vinpearl và giáo dục qua hệ thống Vinschool, Vin cũng từng có tai tiếng từ lâu về chất lượng công trình và các khoản thu bất hợp lý, nhưng Vin đều có thể dễ dàng bít hết thông tin, rò rỉ ra ngoài rất ít. Những người từng phản đối Vin đã bị đối xử rất thô bạo và đã bị buộc phải im lặng.
Vì những lý do nào đó, Vin được chính quyền Việt Nam ưu ái và nuôi dưỡng, nhưng ra biển lớn, Vin dễ dàng bị sóng thần vùi dập.
Chúc Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Một công dân Việt Nam bị Mỹ truy nã, với cáo buộc rửa tiền 3 tỷ đô la.
>>> Cơ chế song trùng rối rắm của Đảng và Chính phủ
>>> Người Việt đem theo thói quen tiểu nông vào nghề nail ở Mỹ
Tổng thống Nga Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế ICC truy nã