Kinh tế Việt Nam quý I/2023 đang rất ảm đạm, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ hơn 3% một chút. Con số thấp chưa từng có đối với nền kinh tế được ca tụng là “đang lên” như nền kinh tế Việt Nam. Sự khó khăn thấy rõ trong đời sống người dân. Giới doanh nghiệp đang rên xiết vì kinh tế quá khó khăn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2023, bình quân một tháng có gần 20 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Lửa cháy từ dưới cháy lên, khi chảy lên đến đỉnh thì xem như cả tòa nhà bị thiêu rụi. Người dân khổ cực, doanh nghiệp vừa và nhỏ chết hàng loạt. Rồi đến những doanh nghiệp lớn như VinGroup và Novaland cũng đang ngất ngư chống chọi với căn bệnh thiếu vốn. Tình hình kinh tế Việt Nam nát toàn diện.
Từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, Novaland của ông Bùi Thành Nhơn vất vả chống đỡ. Có khi người ta tưởng như con tàu Novaland đã chìm xuống đáy, nhưng rồi ông Nhơn cũng chạy vạy cứu nó, nên cho đến nay nó vẫn chưa chìm hẳn.
Tuy nhiên, nó chưa chìm không có nghĩa là nó không chìm, bởi các dự án của Novaland hiện nay không bán được hàng, nhà cửa bỏ hoang rất nhiều. Mà doanh nghiệp không bán được hàng thì trước sau gì cũng sụp đổ. Thị trường bất động sản đang đóng băng, không ai dám trút hầu bao ra mua, mà mua nhà trong lúc này thì cũng không còn tính thanh khoản cao như lúc nó được giá đắt hàng.
Ông Phạm Nhật Vượng thì đang sa lầy vào VinFast rất nghiêm trọng. Chưa bao giờ người ta thấy doanh nghiệp nào đốt hàng tỷ đô chỉ trong 9 tháng. Không biết ông Phạm Nhật Vượng cạy tiền đâu ra. Hàng bất động sản tồn kho, ông lập VMI để giải quyết, hàng ô tô điện tồn kho ông lập GSM để giải quyết. Công ty này bí đường ông lại lập công ty khác để giải quyết, nhưng đấy chỉ là cách giải quyết mang tính tình thế. Không thể giải quyết rốt ráo.
Điều đáng nói là khi ông Vượng bị ế hàng, ông lại lập thêm công ty. Vậy là, tình hình kinh doanh càng bết bát thì ông Vượng càng cho Tập đoàn phình ra to hơn. Làm như vậy thì liệu có giải quyết được gì. Ông Vượng muốn giải quyết vấn đề này nó lại nảy sinh ra vấn đề khác. Có người nói, nhìn sức khỏe các doanh nghiệp lớn thì biết sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài 2 ông lớn ngành bất động sản đang khó khăn, thì hiện nay, hàng loạt ngân hàng cũng đang gặp khó. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước có tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 (Nghị định 01) của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc, đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, 2 ngân hàng có đề xuất được nới room ngoại lên 49%.
Trước đó, theo báo cáo, Chính phủ đã có phương án xử lý các ngân hàng yếu kém và kiểm soát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Ngoài ra có 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay, gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng Thương mại Cổ phần mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Được biết, ngoài những ngân hàng kể trên thì còn một số ngân hàng khác cũng đang gặp khó khăn.
Khi sự khủng hoảng từ khối doanh nghiệp đến nhóm ngân hàng thương mại gặp vấn đề, thì nền kinh tế Việt Nam rõ ràng là có vấn đề. Doanh nghiệp khó khăn thì sẽ dẫn đến ngân hàng khó khăn. Bởi khi doanh nghiệp khó khăn thì nhiều khoản vay có thể sẽ bị biến thành nợ xấu. Mà nếu nợ xấu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nguồn tiền cho vay, thì ngân hàng sẽ có vấn đề. Mà ngân hàng có vấn đề thì các doanh nghiệp khỏe mạnh cũng khó mà cạy ra vốn để hoạt động.
Nền kinh tế Việt Nam đang được điều hành bởi ông Phạm Minh Chính. Để nền kinh tế bi đát thế này, xem ra ông Phạm Minh Chính khó mà lèo lái nền kinh tế này đi lên được.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: