Khi mới chân ướt chân ráo bước ra thị trường, Nguyễn Tử Quảng – CEO của Bkav đã chọn cách quảng bá thương thương hiệu đúng với sở trường ông ta, đó là “nổ”. Ông Nguyễn Tử Quảng hết lần này đến lần khác cho rằng, Bphone của ông vượt trội hơn những thương hiệu toàn cầu. Nhưng rồi, kết quả là cứ mỗi lần Bphone cố ngoi lên bằng chất nổ Nguyễn Tử Quảng, thì sau đó nó lại chìm. Và số phận Bphone bây giờ là chỉ có ngụp và lặn chứ không nổi ổn định trên thị trường smartphone.
Nổ là cách làm cho khách hàng non dạ tin chứ không làm cho người có hiểu biết tin. Mà dù ai đó lỡ tin và mua, thì họ cũng lại thất vọng và từ đó thị phần bị co lại hoặc ít ra khó phát triển khi mà thực tế kém xa với những gì mà nó được quảng cáo.
Quảng cáo nổ nói cho cùng là cách quảng cáo không tử tế. Tô vẽ những giá trị cho sản phẩm mà thực chất nó không hề có. Cách quảng cáo này chẳng khác nào nghệ sĩ Quyền Linh quảng cáo thuốc chữa bệnh trĩ, hay các nghệ sĩ bẩn quảng cáo xạo láo cho những loại dược phẩm, thực phẩm chức năng trôi nổi. Và cái kết là chính lối quảng cáo đó kết liễu thương hiệu.
Ngày 20/4, trên báo CafeBiz có bài viết “VinFast sẽ trở thành thương hiệu xe điện hàng đầu thế giới trong 2 – 5 năm nữa”. Đây là cách quảng bá thương hiệu của ông Phạm Nhật Vượng. Cách này không khác gì cách ông Nguyễn Tử Quảng đã làm cho Bphone. Đó là nổ.
Hậu quả của việc nổ quá đà đã kết liễu thương hiệu Bphone, nay dường như ông Phạm Nhật Vượng không rút ra được bài học kinh nghiệm. Ông vẫn đi theo lối mòn của ông Nguyễn Tử Quảng. Vậy thì liệu, ông Phạm Nhật Vượng có phải là người có tầm nhìn hay không?
Thực ra nhận xét đó không phải được nói ra từ miệng ông chủ VinFast – Phạm Nhật Vượng mà từ một nhà báo người Philippines Raymond Tribdino – cây viết nổi tiếng của CleanTechnica – trang tin tức hàng đầu thế giới tại Mỹ. Ông Phạm Nhật Vượng đủ khôn để ông không tự nói ra theo kiểu “mèo khen mèo dài đuôi”, mà ông Vượng có thể thuê gà vịt khen mèo dài đuôi, bởi cách dùng tiền của ông Vượng rất khôn khéo.
Thực tế, sản phẩm của VinFast đã cho khách hàng cảm nhận điều gì, đó là lỗi. Có một khán giả Thoibao nhận xét mỉa mai rằng, trong chiếc xe VinFast có một nút mà không xe nào trên thế giới có được, đó là nút “tự thiêu” hay nút tự hủy. Nút này có thể tích hợp trên bất kỳ nút nào khác trên xe, chẳng may tài xế bấm nhầm nút này thật, thì xe có thể tự cháy hay còn gọi là “công nghệ than hóa”. Công nghệ này rất phổ biến trên xe xăng.
Giờ đây đến xe điện, VinFast đang tích hợp công nghệ gì? Có lẽ công nghệ nổi nhất hiện nay của VinFast là công nghệ “nổ”. Với lời nhận xét sau 2 – 5 năm nữa, VinFast sẽ là thương hiệu hàng đầu thế giới, thì không phải là tiếng nổ của TNT mà là tiếng nổ của bom hạt nhân.
Quảng bá thương hiệu là công cụ mở rộng thị trường, nhưng nếu quảng bá kiểu Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav, hay nổ kiểu Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ 4T, thì đấy là lợi bất cập hại. Ông Phạm Nhật Vượng có nhiều tiền hơn, làm quy mô hơn Nguyễn Tử Quảng, nhưng về tư duy trong vấn đề làm thương hiệu thì không khác nhau là mấy.
Hai năm nữa mới vận hành nhà máy tại Mỹ, giờ này nguồn vốn từ IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa thấy đâu. Giả sử có xây dựng nhà máy đúng tiến độ, thì năm 2025 cũng mới chỉ là năm đầu tiên mà xe VinFast được sản xuất tại Mỹ. Còn hiện nay, VinFast chỉ mới chuyển xe sang Mỹ với số lượng nhỏ giọt. Với số lượng vài ngàn chiếc, thì bao giờ người Mỹ mới bắt gặp VinFast trên đường thường xuyên? Thị trường ô tô điện hàng năm tại Mỹ là hàng triệu chiếc, trong khi VinFast chỉ mấy ngàn chiếc, thì chẳng khác nào muối bỏ biển. 5 năm sau, VinFast thành thương hiệu toàn cầu là chuyện không tưởng.
Thu Phương -Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: