Trung Quốc cho vay như xã hội đen khiến các nước nghèo có nguy cơ vỡ nợ

Link Video: https://youtu.be/oD83SimYjG0

VOA Tiếng Việt ngày 19/5 có bài “Các khoản vay Trung Quốc đẩy các nước nghèo nhất thế giới đến bờ vực sụp đổ”.

VOA dẫn một phân tích của AP về hàng chục quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất – bao gồm Pakistan, Kenya, Zambia, Lào và Mông Cổ – cho thấy, việc trả nợ đang ngốn một lượng doanh thu thuế lớn chưa bao giờ thấy.

VOA dẫn lời Kinh tế gia Harvard Ken Rogoff, nói: “Ở nhiều nơi trên thế giới, đồng hồ đã điểm.” “Trung Quốc đã tiến vào và để lại sự bất ổn địa chính trị có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài này.”

VOA cho biết, khi một quốc gia có nguy cơ không trả được nợ, những chính phủ cho vay lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp, sẽ thực hiện các thỏa thuận để xóa một số khoản nợ. Mỗi nước cho vay tiết lộ rõ ràng, họ được nợ những gì và theo những điều khoản nào, để không ai cảm thấy bị lừa dối.

Tuy nhiên, VOA cho biết, Trung Quốc đã không chơi theo luật đó. Họ thậm chí từ chối tham gia các cuộc đàm phán đa quốc gia, chỉ đàm phán riêng và khăng khăng đòi giữ bí mật, cấm quốc gia mắc nợ nói về các điều lệ của các khoản vay. Điều này đã khiến các nhà cho vay khác từ chối giúp đỡ các quốc gia mắc nợ, và khiến các quốc gia này phải cắt giảm chi tiêu, làm gia tăng nghèo đói.

VOA dẫn lời ông Patrick Curran, chuyên gia kinh tế cấp cao của tổ chức nghiên cứu Tellimer, nói: “Ngay khi các vòi tài chính bị tắt, quá trình điều chỉnh sẽ diễn ra ngay lập tức.” “Nền kinh tế co lại, lạm phát tăng vọt, thực phẩm và nhiên liệu trở nên không thể mua được.”

Theo VOA, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một tuyên bố với AP, bác bỏ quan điểm cho rằng, Trung Quốc là một bên cho vay không khoan nhượng và đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Họ không chấp nhận yêu cầu của Qũy Tiền tệ và Ngân hàng Thế giới về việc xóa một phần khoản vay.

Hình: Bài trên VOA

Quan điểm của tôi là chúng ta phải lôi họ – có thể đó là một từ bất lịch sự – chúng ta cần phải đi cùng nhau”, Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Kristalina Georgieva cho biết. “Bởi vì nếu chúng ta không làm như vậy, sẽ có thảm họa cho rất nhiều quốc gia.”

Người có công trong việc lôi những khoản nợ giấu mặt của Trung Quốc ra ánh sáng, theo VOA, là ông Brad Parks, Giám đốc điều hành AidData, một phòng nghiên cứu tại William & Mary. Từ năm 2011, ông Parks đã phanh phui hàng ngàn khoản nợ Trung Quốc bí mật, vượt qua những rào cản, che đậy và dối trá từ chính quyền độc tài Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc đang tăng cường cho vay vốn trong khuôn khổ “Sáng kiến Vành đai và Con đường” trị giá 1 ngàn tỷ đô la, để đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng, giành được các đồng minh ở nước ngoài và kiếm nhiều tiền hơn từ việc nắm giữ đồng đô la Mỹ. Nhiều nước đang phát triển mong muốn có đô la Mỹ để xây dựng các nhà máy điện, đường sá, bến cảng và mở rộng hoạt động khai thác mỏ.

Nhưng sau một vài năm, những quốc gia đi vay thấy mình mắc nợ nặng nề và cái nhìn của công chúng thật tồi tệ. Vì vậy, Trung Quốc bắt đầu thành lập các công ty vỏ bọc để cho vay, điều này cho phép các quốc gia mắc nợ nặng nề tránh đưa khoản nợ mới đó vào sổ sách của họ.

Ông Parks nói: “Khi những dự án này trở nên tồi tệ, những gì được quảng cáo là nợ tư nhân sẽ trở thành nợ công.” “Có những dự án như thế này trên khắp thế giới.”

Báo cáo của AidData cũng cho thấy, số thứ được xây dựng không có ý nghĩa kinh tế và có nhiều vấn đề về chất lượng. Ví dụ như một sân bay do Trung Quốc tài trợ ở Sri Lanka hầu như không được sử dụng. Ở Uganda và Ecuador, các vết nứt xuất hiện tại các nhà máy thủy điện. Ở Pakistan, một nhà máy điện đã phải đóng cửa vì sợ nó có thể sụp đổ. Ở Kenya, đoạn quan trọng cuối cùng của tuyến đường sắt không được xây dựng do quy hoạch kém và thiếu kinh phí.

Hình: Thảm cảnh ở Zinbabue và nhiều quốc gia vỡ nợ khác

Ông Parks đã phát hiện ra một điều đáng báo động: Các điều khoản bắt buộc các quốc gia đi vay phải gửi đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác vào các tài khoản ký quỹ bí mật, mà Bắc Kinh có thể can thiệp nếu các quốc gia đó ngừng trả lãi cho các khoản vay của họ.

Ông Parks cũng phát hiện ra rằng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cho vay hàng chục tỷ đô la thông qua hình thức có vẻ như là trao đổi ngoại tệ thông thường. Các quốc gia thường sử sụng trao đổi ngoại tệ để khắc phục sự thiếu hụt tạm thời trong dự trữ ngoại hối, chỉ với mục đích thanh khoản, không phải để đầu tư xây dựng và chỉ tồn tại trong vài tháng.

Nhưng Trung Quốc đã sử dụng hình thức này cho các khoản vay kéo dài nhiều năm và tính lãi suất cao hơn bình thường. Và quan trọng là, chúng không xuất hiện trên sổ sách dưới dạng các khoản vay có thể bổ sung vào tổng số nợ của một quốc gia.

Các giao dịch hoán đổi có thể giúp ngăn chặn tình trạng vỡ nợ bằng cách bổ sung dự trữ tiền tệ, nhưng chúng chồng chất thêm các khoản vay lên trên các khoản cũ và có thể khiến tình trạng sụp đổ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Một số quốc gia nghèo đang phải vật lộn để trả nợ cho Trung Quốc giờ đây đang mắc kẹt trong một kiểu cho vay lấp lửng: Trung Quốc sẽ không nhượng bộ khi chịu thua lỗ và Qũy Tiền tệ sẽ không cung cấp các khoản vay lãi suất thấp nếu tiền chỉ để trả lãi cho các khoản nợ của Trung Quốc.

Trừ khi mọi người hiểu cách Trung Quốc cho vay, cách thức vận hành hoạt động cho vay của họ, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được những cuộc khủng hoảng này.” Ông Parks nói.

Hình: Trung Quốc không muốn xóa nợ theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Thế giới và Ngân hàng Thế giới

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> “Hào quang rực rỡ” hàng thật và hàng dỏm. Sao vua Đàm chỉ có hàng dỏm?

>>> Bị phát hiện “mượn nhiều hoa, cúng Phật ít”, Thủy Tiên đang “định giá” danh dự rẻ hay mắc?

>>> Hội nghị TW7, ông Tổng tung “nhát chém” đầu tiên

>>> Buôn chổi đót xây biệt phủ, Nguyễn Văn Yên buôn gì sắm đồng hồ Patek Philippe 6,5 tỷ?

Chuyên gia ô tô nhận định về sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của VinFast