Link Video: https://youtu.be/dNl3X2FPbUM
Ngày đầu lên sàn NASDAQ vào 15/8, cổ phiếu Vinfast mã VFS có lúc được giao dịch ở mức $38.77, tức là Vinfast có market capitalization khoảng 90 tỷ đô – giá trị vốn hóa này cao hơn cả của “General Motor, Ford, BMW, Mercedes, Volkswagen, và rất nhiều các start-up xe điện khác ở Mỹ.”
Liệu điều này có ý nghĩa là VFS là hàng hot được người ta đón nhận, tranh nhau mua vì tin vào tương lai tươi sáng của xe điện Việt Nam hay không?
Trong lúc báo đảng hồ hởi đưa tin tuyên truyền rằng Vinfast “đạt vốn hóa hơn 85 tỷ USD, vượt Ford, General Motors”, nhiều ý kiến trên mạng vạch trần sự thật trong vụ này.
Sonnie Tran bình luận: “Vinfast đã vượt qua bao khó khăn thử thách bằng cách huy động mang đất “xin” để thế chấp đi vay, phát hành trái phiếu ba không, công nghệ mướn, năng lực thuê, nguồn gốc giếm, niêm yết lách.
Nhưng luôn hừng hực quyết tâm ba “bằng”: Cho bằng được! Bằng mọi cách! Bằng mọi giá!
Phạm Nhật Vượng là không chấp nhận những điều bình thường. Nếu vì tiền thì ông đã không làm xe hơi rồi mà sẽ làm tàu vũ trụ. Nên ông cũng đã sáng tạo ra cách thức niêm yết sàn Mỹ mới ở VN với ba “tự”: Tự xử, tự định giá và tự sở hữu.
Đồng thời Vượng là người đi tiên phong ở Việt Nam làm phao ở sàn Mỹ và tận dụng tiền trong dân còn nhiều ở quê nhà. Con thuyền phao đã chính thức ra khơi bên Mỹ với giá open là 22 đô la.
Dữ liệu từ Bloomberg cho ngày đầu tiên giao dịch của VFS, chỉ cần Volume 6.89 triệu là đã đẩy Vinfast lên thành công ty có giá trị vốn hoá 85 tỷ Biden . Vượt luôn cả BMW , Ford và GM.
Lưu ý con số volume 6.89 triệu này có thể bị bơm thổi khi chỉ cần giao dịch túi trái qua túi phải. Ví dụ túi trái mua 1.000 , túi phải bán 2.000 , túi trái lại mua 3.000 thì tổng volume là 6.000.
Lê Minh Huy đặt câu hỏi: “Tuy nhiên có điều lạ là xe bán không được nhưng huy động vốn lại thành công. Có khi nào Mỹ cũng bị làm giá cổ phiếu như ở Việt Nam không nhỉ?”
Facebooker Anh Phạm thì phân tích:
Thứ nhất, cần làm rõ luôn là Vinfast không thể là công ty giá trị hơn BMW hay Mercedes.
Thứ hai, khác với thị trường chứng khoán ở Việt Nam nơi mà cần mất 2 ngày để hoàn tất một giao dịch (T+2) – thì ở Mỹ giao dịch được ghi nhận ngay lập tức, có nghĩa là mua hay bán thì tiền chuyển đi ngay và lượng cổ phiếu trao tay cũng vậy.
Thứ ba, giao dịch bán khống rất phổ biến. Nếu người ta tin là giá một cổ phiếu sẽ xuống thấp, người ta có thể “vay trước” hãng môi giới một lượng cổ phiếu và bán trước số cổ phiếu đó rồi thu tiền về. Khi giá xuống như người ta kỳ vọng thì mua lại để trả cho công ty môi giới. Nhờ có việc vay trả này mà người ta có thể bán cao mua thấp dù không có cổ phiếu trong tay.
Thứ tư, một cổ phiếu không được người ta tin cậy có thể bị bán tống bán tháo khiến cho giá bị rơi mạnh. Tuy nhiên, bản chất của thị trường chứng khoán là sàn cờ bạc hợp pháp nên sẽ luôn có một bên đánh cược vào hướng đi ngược lại.
Mình thì nghĩ là trong vòng không tới 2 năm là VFS sẽ rời sàn NASDAQ do Vinfast không có cửa nào để sản xuất hay bán xe điện ở Mỹ cả. Việc động thổ một nhà máy sản xuất xe là việc rất dễ dàng vì các địa phương ở Mỹ luôn hoan nghênh tạo điều kiện cho các nhà đầu tư – làm thế tốt cho chính trị và việc bầu cử ở địa phương – nhưng rủi ro kinh doanh cuối cùng vẫn phải do nhà đầu tư chịu.
Để set up một nhà máy, có hai việc cực kỳ khó khăn hoàn toàn không tương thích với văn hóa quản lý của VIN hay của Việt Nam:
(1) Làm việc với nhà thầu xây dựng;
(2) Thuê công nhân và làm việc với công đoàn.
VIN chắc chắn sẽ bị tắc ở cả hai khâu này và những thứ kiện cáo tập thể, những thứ đình công, lãn công…vv mà VIN không thể xử lý kiểu Việt Nam được sẽ khiến cho việc hoàn tất dự án bị trì hoãn hoặc chịu đội chi phí tới mức mà một công ty đang thua lỗ không chịu nổi phải giơ tay hàng.
Xuân Hưng
>>> Bắc Kinh áp lực Hà Nội không tiếp xúc chính thức với Đài Loan
>>> 10 lý do cần huỷ án tử hình Nguyễn Văn Chưởng
>>> Ông Dương Tự Trọng cần lên tiếng để cứu Nguyễn Văn Chưởng
>>> Liệu Tô Lâm có dám sang Đức bắt cóc lần hai?
Sài Gòn kiệt sức như con ngựa già, nền kinh tế tan nát, dân đói, Đảng lo cứu đại gia